Soạn bài Câu ghép (tiếp theo)

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2
3. Bài soạn số 3

 

Soạn bài Câu ghép (tiếp theo), siêu ngắn 1

I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép

Câu 1: Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép là mối quan hệ điều kiện – kết quả

Câu 2: Những quan hệ có thể có giữa các vế câu:
- Quan hệ mục đích.
- Quan hệ điều kiện – kết quả.
- Quan hệ tương phản.

II. LUYỆN TẬP

Câu 1.
a.
Vế 1: Chỉ kết quả
Vế 2: Chỉ nguyên nhân
🡺 Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu quan hệ nguyên nhân – kết quả
b.
Vế 1: Chỉ điều kiện
Vế 2: Chỉ kết quả
🡺 Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu: Quan hệ điều kiện (giả thiết) – kết quả.
c.
Vế 1: Nói về quyền lợi của chủ tướng.
Vế 2: Nói về quyền lợi của các tướng sĩ.
🡺 Quan hệ giữa các vế câu: Quan hệ tăng tiến.
d. Quan hệ tương phản.
e. Vế 1 và vế 2 được nối với nhau bằng quan hệ từ “rồi” 🡺 quan hệ nối tiếp.

Câu 2.
“Biển thay đổi tùy theo màu sắc mây trời (1). Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như đang dâng cao lên, chắc nịch (2). Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương (3). Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề (4). Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ (5)…”

- Câu (2), (3), (4), (5) là câu ghép

- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu là mối quan hệ nhân  quả.

- Chúng ta không nên thay đổi các vế trên thành các câu đơn vì như vậy sẽ mất đi tính chặt chẽ, liên kết của câu

“Vào mùa sương, ngày ở Hạ Long như ngắn lại (1). Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang (2). Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển (3)”

- Câu (2), (3) là câu ghép

- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu là quan hệ đồng thời

- Không thể thay đổi trật tự giữa các vế câu

Câu 3
Câu “ Việc thứ nhất…trông coi cho nó” và câu “Việc thứ hai…đành nhờ hàng xóm cả” 🡺 là câu ghép
- Xét về mặt lập luận,  không thể tách mỗi vế của câu ghép ấy thành câu đơn vì mỗi câu thể hiện việc lão hạc nhờ ông giáo làm đều khác nhau. Việc thứ nhất: Lão Hạc muốn ông giáo trông coi giúp mảnh vườn cho con. Việc thứ hai: Lão muốn gửi tiền nhờ ông lo ma chay nếu chẳng may lão chết
- Nếu tách ra thành các câu đơn thì đoạn văn sẽ mất đi tính mạch lạc, logic
- Xét về giá trị biểu hiện:
+ Câu nói dài như cách diễn đạt dài dòng của lão Hạc – người tuổi già+ Thể hiện tâm trạng, hoàn cảnh và tính cách của lão Hạc
Câu 4.
- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép thứ hai là quan hệ giả thiết – kết quả. Chúng ta không nên tách mỗi vế câu thành câu đơn vì hai vế của câu này được nối với nhau bằng quan hệ “ Nếu …thì” rất chặt chẽ, nếu tách thì ý nghĩa của câu sẽ bị thay đổi.

- Câu ghép thứ nhất và câu ghép thứ ba có thể tách thành câu đơn


Soạn bài Câu ghép (tiếp theo), siêu ngắn 2

Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu

Câu 1 (trang 123 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép là quan hệ nhân quả. Vế một là vế kết quả, các vế sau là nguyên nhân. Các vế được nối với nhau bằng từ nối “bởi vì”.

Câu 2 (trang 123 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Một số quan hệ ý nghĩa có thể có giữa các vế câu :
- Quan hệ đồng thời. VD : Trời càng mưa to, chúng tôi càng ướt nhẹp.
- Quan hệ điều kiện – kết quả. VD : Nếu chiếc áo không vừa thì tôi sẽ đem trả.
- Quan hệ tương phản. VD : Tuy món quà rất đẹp nhưng em không thích nó.

Luyện tập
Câu 1 (trang 124 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Câu 2 (trang 124 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
a + b.
- Đoạn văn của Vũ Tú Nam : Các câu ghép là 2, 3, 4,5. Quan hệ ý nghĩa nhân quả.
- Đoạn văn của Thi Sảnh : Các câu ghép là 2, 3. Quan hệ ý nghĩa đồng thời.
c. Không thể tách mỗi vế của các câu thành một câu đơn. Vì chúng có mối quan hệ bổ sung ý nghĩa lẫn nhau.

Câu 3 (trang 125 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
- Xét về lập luận có thể tách mỗi vế của các câu ghép ấy thành câu đơn. Vì mỗi vế đã tương đối nội dung biểu đạt.
- Xét về mặt biểu hiện, những câu dài ấy diễn tả thành công tâm trạng nhân vật, phù hợp để thể hiện nhân vật : người già hay nói dài, tính cẩn thận, chu đáo.

Câu 4 (trang 125 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
a. Các vế của câu ghép thứ hai có quan hệ giả thiết – kết quả. Không nên tách thành các câu đơn. Vì hai vế được liên kết bởi cặp quan hệ từ, chúng có ý nghĩa gắn bó, liên kết với nhau.
b. Nếu ta tách mỗi vế của câu ghép 1 và 3 thành những câu đơn thì lời nói của nhân vật trở nên rời rạc, không thể hiện được sự khẩn thiết, khắc khoải trong lời nói và hành động của nhân vật.
 

Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Ngữ Văn lớp 8

- Soạn bài Phương pháp thuyết minh
- Soạn bài Câu ghép
 

Soạn bài Câu ghép (tiếp theo), siêu ngắn 3

I. QUAN HỆ Ý NGHĨA GIỮA CÁC VẾ CÂU GHÉP

1. quan hệ nhân quả.
2.
- Quan hệ nguyên nhân
- Quan hệ tăng tiến
- Quan hệ lựa chọn
- Quan hệ giải thích

II. LUYỆN TẬP

1.
a) Quan hệ ý nghĩa giữa vế thứ nhất với vế thứ hai là quan hệ nguyên nhân (vế thứ nhất chỉ kết quả, vế thứ hai có từ V/ chỉ nguyên nhân). Quan hệ ý nghĩa giữa vế thứ hai và vế thứ ba là quan hệ giải thích (vế thứ ba sau dấu hai chấm giải thích cho những điều nêu ở vế thứ hai).
b) Quan hệ ý nghĩa giữa vế thứ nhất với vế thứ hai là quan hệ điều kiện (vế có từ nếu chỉ điều kiện, vế không có từ nếu chỉ kết quả)
c) Quan hệ ý nghĩa giữa các vế là quan hệ tăng tiến (qua các quan hệ từ chẳng những... mà...).
d) Quan hệ ý nghĩa giữa các vế là quan hệ tương phản (vế có từ tuy tương phán ý nghĩa với vế sau).
e) Đoạn trích có hai câu ghép. Câu ghép thứ nhất, các vế câu có quan hệ nối tiếp. Cùu ghép thứ hai, các vế câu có quan hệ nguyên nhân (vế có từ yếu hơn chỉ nguyên nhân, vế sau chi kết quả)

2.
a) Đoạn văn trong Biển đẹp của Vũ Tú Nam gốm có năm câu. Bốn câu sau đều là câu ghép. Đoạn văn cùa Thi Sảnh có ba câu, chỉ có câu thứ hai và câu thứ ba là câu ghép.
b) Ở đoạn văn của Vũ Tú Nam, quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong các câu ghép đều là quan hệ điều kiện (vế đầu chỉ điều kiện, vế sau chi kết quả). Ở đoạn văn của Thi Sánh, quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong hai câu ghép là quan hệ nguyên nhân (vế đầu chỉ nguyên nhân, vế sau chỉ kết quả).
c) Không nên tách mỗi vế câu trong những câu ghép ở trên thành những câu đơn, bởi vì mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong các câu này rất chật chẽ.

3. Hai câu cuối của đoạn văn trên là hai câu ghép rất dài. Xét về mặt lập luận, mỗi câu ghép trình bày một việc mà lão Hạc nhờ ỏng giáo. Nếu tách mỗi vế câu trong từng câu ghép này thành một câu đơn thì sẽ không bảo đàm được tính mạch lạc của lập luận. Xét về giá trị biểu hiện, tác giả cố ý viết câu dài để diễn tả đúng cái sự kể lể “dài dòng” của lão Hạc.4.

a) Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai là quan hệ điều kiện. Nếu tách mỗi vế câu này thành một câu đơn thì sẽ phá vỡ mối quan hệ ý nghĩa nêu trên.
b) Nếu tách các vế trong câu thứ nhất và thứ ba thành những câu đơn thì hàng loạt các câu đơn đặt cạnh nhau như vậy khiến chúng ta hình dung nhân vật (chị Dậu) nói nhát gừng hoặc nghẹn ngào, không gợi được cách nói kể lể, van vỉ thiết tha của nhân vật như cách viết của tác giả.

--------------------HẾT---------------------

Cô bé bán diêm là bài học nổi bật trong Bài 6 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 8, học sinh cần Soạn bài Cô bé bán diêm, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.

Nội dung soạn bài Câu ghép (tiếp theo) dưới đây sẽ giúp các em củng cố thêm những kiến thức quan trọng về từ ghép, qua việc thực hiện những bài tập trang 123 SGK Ngữ văn 8 tập 1, các em không chỉ được ôn tập lại kiến thức về từ ghép đã học mà còn biết thêm quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép.
Soạn Tiếng Việt lớp 5 - Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (tiết 4)
Soạn Tiếng Việt lớp 5 - Luyện từ và câu Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (tiết 5) trang 54 SGK tập 2
Soạn bài Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo), tập đọc
Soạn Tiếng Việt lớp 2 - Mở rộng vốn từ về sông biển tiếp theo, Luyện từ và câu
Soạn bài Câu ghép
Soạn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Nam và nữ (tiếp theo) trang 129 SGK Tiếng Việt 5

ĐỌC NHIỀU