* Hướng dẫn giải:
I. HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Đây là hai bài thơ cảm hứng trữ tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thứ nhất là cảm hứng của Bác trước cảnh rừng khuya trăng sáng, bài thứ hai là cảm hứng trước đêm nguyên tiêu trăng sáng đầy trời trên sông nước bao la bát ngát. Để cảm nhận bước đầu hai thi phẩm, các em cần đọc kĩ phần phiên âm, dịch nghĩa bài thơ Nguyên tiêu, sau đó đọc nhiều lần bài thơ Cảnh khuya và bản dịch thơ bài Nguyên tiêu của Bác (thử so sánh bản dịch thơ với bản dịch nghĩa bài này). Cần chú ý bối cảnh lịch sử của hai bài thơ, nhất là bài 2: được sáng tác ngay sau chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947.
1. Cả hai bài thơ đều được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt (các em chứng minh qua số câu trong bài, số chữ trong mỗi câu và cách gieo vần, ngắt nhịp).
2. Phân tích hai câu đầu của bài Cảnh khuya: Cảnh rừng khuya được miêu tả bằng hai nét vẽ như trong một bức tranh thủy mạc: câu thứ nhất là âm thanh tiếng suối xa, câu thứ hai là hình ảnh bóng trăng lồng vào cây hoa trước mắt. Tiếng suối trong nghe như tiếng hát con người vui tươi đầy sức sống (so sánh với tiếng đàn cầm của Nguyễn Trãi trong bài Côn Sơn ca), bóng trăng lung linh huyền ảo, lại ấm áp chứ không lạnh lẽo nhờ hai từ lông được lấy lại rất hay trong câu thơ,
3. Hai câu thơ cuối bài Cảnh khuya biểu hiện một tâm trạng ngỡ như có gì mâu thuẫn nhưng lại rất thống nhất trong con người, trong hồn thơ tác giả: Bác yêu thiên nhiên say đắm nên mới thấy Cảnh khuya như vẽ (rất đẹp) nhưng vẫn không quên nhiệm vụ đối với tổ quốc, nhân dân, vẫn lo nỗi nước nhà. Từ chưa ngủ cuối câu trên được láy lại ở đâu cầu. dưới đã nói lên sâu sắc vẻ đẹp của hồn thơ Bác: chưa ngủ vì yêu thiên nhiên say đắm, nhưng chưa ngủ còn vì lo nỗi nước nhà. Đây mới là lí do quan trọng nhất khiến Người chưa ngủ, như Người đã từng thức bao đêm vì lo nước, thương dân trong cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình (như bài Đêm nay Bác không ngủ đã học ở lớp 6).
4. Bài Rằm tháng giêng mở ra một không gian bao la bát ngát của cảnh trời nước đầy trăng trong đêm Nguyên tiêu. Trăng lồng lộng đầy trời soi sáng khắp không gian khiến cho sông, nước, trời tiếp liền nhau và điệp một sắc xuân:
Ba từ "xuân" nối tiếp nhau trong câu thơ đã nói lên sức xuân đây. ắp, sức sống dâng trào. Nét bút của thi nhân thật có hồn: ngỡ như sông, nước, trời đã hòa vào nhau, không phân cách, không phân biệt. Bởi trăng sáng quá và tất cả
đều tắm trong ánh trăng, đều nhòa đi trong ánh trăng. Không gian như càng rộng thêm ra, bao la bát ngát và sức xuân như càng trào dâng đầy ắp trong con thuyền đầy trăng lúc trở về: Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
5. Bài Nguyên tiêu gợi nhớ đến câu thơ trong bài Phong Kiều dạ bạc:
- Trương Kế viết: Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
- Bác Hồ viết: Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
(Các em thử so sánh hai câu thơ trên xem có gì giống nhau, khác nhau).
6. Hai bài thơ được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nhưng vẫn biểu hiện phong thái ung. dung và tâm hồn lạc quan của Bác. Đặc biệt, bài Nguyên tiêu được viết sau chiến thắng Việt Bắc thu đông năm 1947, tinh thần lạc quan lại càng phơi phới, được biểu hiện trong sắc xuân (cũng là sức xuân) của bài thơ và nhất là trong hình ảnh Bác ung dung thư thái trở về trên con thuyền đầy trăng.
7. Hai bài thơ đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Mỗi bài có vẻ đẹp riêng:
- Cảnh khuya là trắng sáng trong rừng khuya, ánh trăng lồng vào bóng cây, bóng hoa lung linh huyền ảo mà ấm áp tình người.
- Nguyên tiêu là trắng sáng lồng lộng trên sông nước, trong bầu trời khiến không gian càng thêm bao la bát ngát và đầy ắp sắc xuân.
II. LUYỆN TẬP
Các em thực hiện hai bài tập như hướng dẫn trong SGK.
-----------------HẾT--------------------
Phò giá về kinh là bài học nổi bật trong Bài 5 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 7, học sinh cần Soạn bài Phò giá về kinh, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.