Soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

* Hướng dẫn giải:

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học (bài văn, bài thơ) là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó.
- Ở bài văn tham khảo, Nguyên Hồng đã nêu cảm nghĩ về bài ca dao Đêm qua ra đứng bờ ao... Cảm xúc bắt đầu được gợi lên từ cảnh minh hoa trong bài học có bóng một người đội khăn, mặc áo dài, chắp tay sau lưng, quay mặt trông trời lấp lánh sao, bến cái cầu rửa ở bờ ao tôi mơ Hà Tác giả liên tưởng đây là một người quen thật của mình như là nhân vật trữ tình trong bài ca, gắn với từng lời ca. Rồi tưởng tượng ra một con nhện lơ lửng giữa khoảng không giữa cái mạng tơ rung rung trước gió. Rồi nghe thấy tiếng gió khuya vu vu, nghe thấy cả tiếng nấc của người đó đang gọi trời, gọi sao, gọi nhện (đều là tưởng tượng). Rồi lại liên tưởng đến dải Ngân Hà và câu chuyện Ngưu Lang - Chức Nữ... Cuối cùng liên tưởng đến con sông Tào Khê và tưởng tượng ra nhân vật trữ tình trong bài ca dao đang nói với sông. Lời nhân vật nói với sông cũng chính là những suy ngẫm của tác giả đối với bài ca dao, đối với tình người trong bài ca... Những liên tưởng, tưởng tượng, suy ngẫm của tác giả đều do bài ca dao gợi lên và nó gắn với từng lời, từng câu của tác phẩm.
Có thể thấy bài phát biểu cảm nghĩ đối với tác phẩm văn học tự do hơn nhiều so với bài phân tích, bình giảng văn học. Phân tích yêu cầu có tính khoa học, còn bài cảm nghĩ cho phép người viết tưởng tượng, liên tưởng (có thể tưởng tượng tâm tình tác giả khi sáng tác, số phận nhân vật ở ngoài tác phẩm và liên tưởng đến nhiều vấn đề xung quanh liên quan đến tác phẩm, ...)

2. Tuy có thể viết tự do hơn, nhưng bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học cũng phải có ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.
- Thân bài: Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên.
- Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm.
Ở bài trên, có thể nhận ra ba phần như sau:
- Mở bài: Nêu hai câu ca dao mở đầu bài ca và cảnh minh hoạ trong bài học (bóng một người đội khăn, mặc áo dài...)
- Thân bài: Những cảm xúc, suy nghĩ do bài ca dao gợi lên (qua nhiều liên tưởng, tưởng tượng nối tiếp nhau).
- Kết bài: Câu cuối cùng: "Vì nhớ mà buồn, ... cũng thấy như thế".

II. THỰC HÀNH - LUYỆN TẬP

A. Hướng dẫn làm bài tập trong SGK
1. Chọn bài mà em có nhiều cảm nghĩ để làm.
2. Lập dàn ý cho bài Hồi hương ngẫu thư (nên xem lại phần Đọc - hiểu văn bản bài thơ này).
B. Bài tập bổ sung
Tìm và chép vào sổ tay văn học những bài văn (hoặc đoạn văn) biểu cảm về tác phẩm văn học (ca dao, thơ, truyện, ...).

-------------------------HẾT-------------------------------

Trong chương trình học Ngữ Văn 7 phần Soạn bài Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.

Tìm hiểu chi tiết nội dung phần Soạn bài Một thứ quà của lúa non: Cốm để học tốt môn Ngữ Văn 7 hơn.

 


Nội dung soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học dưới đây không chỉ giúp các em tìm đáp án chính xác cho những bài tập SGK mà còn giúp các em nắm được cách làm bài văn biểu cảm về một tác phẩm thơ, văn trong chương trình.
Soạn bài Chương trình địa phương (phần văn), lớp 9
Soạn bài Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống (hoặc một tác phẩm văn học)
Phát biểu cảm nghĩ về đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên
Soạn bài Viết bài tập làm văn số 2, Văn biểu cảm, lớp 7
Cảm nghĩ về truyện Mẹ hiền dạy con

ĐỌC NHIỀU