Soạn bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trang 54 SGK Ngữ văn 9 tập 1
I. Cách dẫn trực tiếp
Câu 1 (trang 53 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Bộ phận in đậm đoạn (a) là lời nói của nhân vật vì có từ báo trước “Cháu nói”. Nó được tách ra khỏi phần câu đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
Câu 2 (trang 53 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Bộ phận in đậm đoạn (b) là ý nghĩ của nhân vật vì có từ báo trước “nghĩ thầm”. Dấu hiệu ngăn cách cũng là câu dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
Câu 3 (trang 53 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Cả hai đoạn trích có thể thay đổi vị trí giữa bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước. Chúng có thể ngăn cách nhau bằng dấu phẩy hoặc dấu gạch ngang.
II. Cách dẫn gián tiếp
Câu 1 (trang 54 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Đoạn (a), bộ phận in đậm là lời nói. Không có dấu hiệu ngăn cách với bộ phận đứng trước.
Câu 2 (trang 54 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Đoạn (b), bộ phận in đậm là ý nghĩ. Nó được ngăn cách bằng từ “rằng”, có thể thay thế bằng từ “là”.
LUYỆN TẬP
Câu 1 (trang 54 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Câu 2 (trang 54 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Viết đoạn văn:
a.
- Dẫn trực tiếp: Theo báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Bác Hồ có nêu rõ: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”.
- Dẫn gián tiếp: Theo báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Bác Hồ cho rằng chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
b.
- Dẫn trực tiếp: Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng viết: "Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được".
- Dẫn gián tiếp: Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định rằng Hồ Chủ Tịch giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong và cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được...
c.
- Dẫn trực tiếp: Đặng Thai Mai khi bàn về Tiếng Việt có viết: "Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình".
- Dẫn gián tiếp: Đặng Thai Mai khi bàn về Tiếng Việt tin rằng người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đu và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.
Câu 3 (trang 55 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Thuật lại lời nhân vật Vũ Nương:
Hôm sau, Linh Phi lấy một cái túi bằng lụa tía, đựng mười hạt minh châu, sai sứ giả Xích Hỗn đưa Phan ra khỏi nước. Vũ Nương nhân đó cũng gửi một chiếc hoa vàng cho Trương Sinh, dặn Phan Lang nói hộ với chàng Trương nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, thì lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, nàng sẽ trở về.
I. Cách dẫn trực tiếp
1, Bộ phận in đậm là lời nói của nhân vật. Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
2, Bộ phận in đậm là ý nghĩ của nhân vật. Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
3, Có thể thay đổi. Nếu thay đổi thì dùng dấu gạch ngang để ngăn cách giữa hai bộ phận.
II. Cách dẫn gián tiếp
1, Bộ phận in đậm trong đoạn trích a là lời nói của nhân vật. Nó không được ngăn cách bằng dấu gì.
2, Bộ phận in đậm ở đoạn trích b là ý nghĩ. Giữa hai bộ phận có từ “rằng”. Có thể thay bằng từ “là”.
LUYỆN TẬP
Câu 1 (trang 54 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
Cả hai ví dụ đều là cách dẫn trực tiếp, ví dụ a là dẫn lời, ví dụ b là dẫn ý nghĩ.
Câu 2 (trang 54 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
- Dẫn trực tiếp:
Trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”.
- Dẫn gián tiếp:
Trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
Câu 3 (trang 55 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
Hôm sau, Linh Phi lấy một cái túi bằng lụa tía, đựng mười hạt minh châu, sai sứ giả Xích Hỗn đưa Phan Lang ra khỏi nước. Vũ Nương cũng đưa gửi một chiếc thoa vàng và dặn Phan Lang về nói với chàng Trương rằng nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ thì xin hãy lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần, chiếu xuống nước, vợ chàng sẽ trở về.
----------------------HẾT-----------------------
Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị bài học sắp tới với phần Phân tích nhân vật Bá Kiến trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 11 của mình.
Hơn nữa, Phân tích Hạnh phúc của một tang gia trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 8 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.