Câu 1.
Bài 1, 2
a. Hai bài ca dao than thân đều mở đầu bằng cụm từ “thân em” với âm điệu xót xa, bùi ngùi. Người than thân là nhưng người phụ nữ trong xã hội phong kiến với thân phận bị phụ thuộc, không có tiếng nói, không tự quyết định hạnh phúc của cuộc đời mình.
b.
Trong bài ca dao 1, tác giả dân gian đã sử dụng hình ảnh so sánh “Thân em như tấm lụa đào / Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”. Người phụ nữ được ví như tấm lụa đào, tuy đẹp nhưng lại không thể tự quyết định hạnh phúc đời mình. Cụm từ “phất phơ giữa chợ” cho thấy thân phận trôi nổi, phụ thuộc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Bài ca dao 2, tác giả dân gian đã vận dụng cả phép so sánh và ẩn dụ, so sánh thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến với củ ấu gai – xấu xí thô kệch. Thế nhưng cùng với đó là phép ẩn dụ “ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen” đã cho thấy vẻ đẹp phẩm chất bên trong của họ
Câu 2.
Bài 3.
a. Cách mở bài của bài ca dao này khác với hai bài trên vì nó không còn được bắt đầu bằng cụm từ “thân em”. Đây là cách mở bài gián tiếp
“Ai” là đại từ chỉ người đã chia rẽ tình duyên của đôi lứa. Câu thơ như lời oán trách tình duyên lỡ dở nhưng tình cảm của người con trai thì vẫn trước sau như một.
b. Hình ảnh ẩn dụ “ mặt trăng, mặt trời”, hình ảnh so sánh “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”. Mặt trăng và mặt trời không bao giờ gặp nhau cũng như chuyện tình cảm của anh và em, mãi chẳng đi tới bến bờ hạnh phúc. Tác giả dân gian đã lấy những hình ảnh của thiên nhiên, vũ trụ để khẳng định tình nghĩa thủy chung của con người.
c. Hình ảnh so sánh cuối bài thật đẹp mà cũng thấm đượm giọng điệu buồn mát mát gợi sự mòn mỏi đợi chờ.
Câu 3.
Bài 4.
Thương nhớ vốn là một tình cảm khó hình dung, nhất là thương nhớ người yêu.Thế nhưng trong bài ca dao này nó lại đạt một cách tinh tế và gợi nhiều cảm xúc thông qua phép nhân hóa“khăn, đèn” và hình ảnh hoán dụ “mắt” kết hợp với điệp từ “khăn” điệp lại 6 lần tạo cảm giác triền miên, cồn cào da diết của nỗi nhớ.
Câu 4.
Bài 5
Hình ảnh Chiếc cầu – dải yếm là một hình ảnh nghệ thuật chỉ có trong ca dao, nói lên ước muốn mãnh liệt của con người trong tình yêu. Cô gái trong bài ca dao mong ước “sông rộng một gang’’ để “bắc cầu dải yếm’’ chàng sang chơi là sự táo bạo có phần mãnh liệt của cô gái.
Câu 5.
Bài 6.
- Khi nói đến tình nghĩa của con người ca dao thường sử dụng hình ảnh muối – gừng. Bởi lẽ, nhắc đến muối – gừng là nhắc đến nghĩa tình thủy chung. Muối và gừng là hai hình ảnh tượng trưng cho tình cảm thiêng liên, cao đẹp đó của con người.
- Ta có thể kể thêm một số câu ca dao có nhắc đến hình ảnh muối – gừng như:
Tay nâng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau
Câu 6.
- Những biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao là: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ
- Điểm khác của ca dao so với văn học viết: lời ca dao thường ngắn gọn, ngôn ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày.
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Khái niệm ca dao
. - Là sáng tác tập thể của nhân dân, ca dao phản ánh đời sống tâm hồn, tư tưởng tình cảm của nhân dân trong các quan hệ gia đình, lứa đôi, đất nước, quê hương và trong các mối quan hệ xã hội khác.
- Ca dao thường ngắn gọn, lời thơ gần với lời nói hàng ngày, giàu hình ảnh so sánh ẩn dụ, biểu tượng truyền thống và đặc biệt là hình thức lặp lại, lối diễn đạt bằng một số công thức mang đậm sắc thái dân gian.
- Ca dao cổ truyền là những tiếng hát than thân, những bài ca yêu thương, tình nghĩa và những bài ca hài hước biểu lộ tâm hồn lạc quan của người lao động trước những nỗi xót xa cay đắng của cuộc đời.
2. Nội dung vắn tắt của sáu bài ca dao
– Bài 1, 2: Là lời than thân của người phụ nữ trong xã hội cũ.
– Bài 3: Duyên chồng vợ không thành nhưng tình nghĩa vẫn bền vững, sắc son.
– Bài 4: Tình cảm, nỗi niềm thương nhớ của người yêu da diết, bồn chồn.
– Bài 5: Ước muốn tha thiết được gặp gỡ người yêu của cô gái đang yêu.
– Bài 6: Tình cảm gắn bó thủy chung của vợ chồng.
3. Đặc trưng cơ bản về nghệ thuật của sáu bài ca dao
- Thể thơ: + Thơ lục bát (bài 1, 2, 3, 5, 6)
+ Thể thơ vãn bốn (bài 4)
- Lối so sánh ẩn dụ: “Thân em như tấm lụa đào”...
- Sử dụng biểu tượng truyền thống: gừng, muối, sao Hôm, sao Mai...
- Ngôn ngữ trong sáng, gần gũi tiếng nói ngày thường nhưng giàu nhịp điệu...:
“Khăn thương nhớ ai”...
- Lặp lại hình ảnh, chi tiết, cấu trúc câu thơ... “chiếc khăn”, “thân em
4. Bài 1
a. Người than thân là ai, hãy cho biết lý do than thở?
- Người than thân là một phụ nữ (“thân em”) và là phụ nữ trẻ (tự mình ví với “tấm lụa đào”), chú ý đến vẻ đẹp son trẻ của bản thân.
- Lí do than thở là nỗi lo âu cho thân phận con gái của mình chẳng biết cuộc đời rồi sẽ đi về đâu. Mối lo này xuất phát từ quan niệm về người phụ nữ trong xã hội phong kiến: cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Người con gái không có quyền tự do lựa chọn người yêu.
b. Từ nhãn tự trong bài 1
- Từ phất phơ. Nếu thay từ này bằng từ khác thì nội dung, chủ đề của bài ca dao sẽ bị thay đổi nghiêm trọng.
- Đây là động từ láy, giàu sức biểu cảm và gợi hình: tấm lụa phất phơ.
- Đồng thời nó cũng cho thấy sự nổi nênh của tấm thân người con gái.
5. Bài 2
a. Chủ thể “than thân” là ai, người đó tự so sánh mình với cái gì?
- Chủ thể lời “than thân” cũng là một cô gái, cô tự so sánh mình với củ ấu, một loại củ có sừng nhọn, vỏ đen nhẻm.
b. Cô gái ý thức về vẻ đẹp bề ngoài hay vẻ đẹp tâm hồn?
- Ý thức vẻ đẹp tâm hồn.
- Bằng chứng: ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.
- Sự miêu tả tương phản này không hàm ý tự nhận mình là xấu xí mà cốt nhấn mạnh vẻ đẹp tâm hồn.
c. Sự tự ý thức của chủ thể trữ tình
- Chủ thể trữ tình tự ý thức mạnh mẽ hơn bài 1.
- Không chỉ bộc bạch vẻ đẹp tâm hồn mà còn mời gọi “kiểm nghiệm”: “nếm thử mà xem”.
- Khẳng định giá trị thực của người con gái: “rằng em ngọt bùi”.
d. Nguyên nhân khiến người con gái phải bộc bạch nỗi lòng và mời gọi da diết
- Đó chính là vì giá trị của cô gái nói riêng và người phụ nữ dưới chế độ phong kiến nói chung không được ai biết đến.
- Sự khẳng định này bao hàm cả nỗi xót xa cho thân phận làm người phụ nữ.
e. Tìm bài thơ viết về thân phận người phụ nữ trong thơ ca trung đại nêu vấn đề tương tự với bài ca dao số 2 này
- Đó là Hồ Xuân Hương.
- Bài thơ Bánh trôi nước thể hiện nỗi niềm này: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn/Bảy nổi ba chìm với nước non...”.
6. Cùng viết về sự than thân, những điểm giống và khác của bài 1 và 2:
- Giá trị nhân văn trong lời than thân và lời tố cáo sự hờ hững, chà đạp lên 1 lợi ích chính đáng của người phụ nữ đã tạo nên chiều sâu và vẻ đẹp của hai bài ca dao.
- Hai bài ca dao được mở đầu bằng “Thân em như”... Cách mở đầu này khiến cho lời than thân thêm ngậm ngùi, xót xa thu hút được sự chú ý của người nghe, người đọc.
- Các hình ảnh so sánh ẩn dụ:
+ Thân em như tấm lụa đào.
+ Thân em như củ ấu gai.
- Lối miêu tả bổ sung:
+ Phất phơ giữa chợ biệt vào tay ai?
+ Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.
- Những điểm khác nhau là:
+ Bài 1 chỉ là lời than có tính chất chung
chung, hình ảnh được đưa ra so sánh trang nhã “tấm lụa đào”.
+ Bài 2 lời than có tính cụ thể (khẳng định sự trắng trong của tâm hồn tương phản giữa hình thức bên ngoài và tâm hồn cao đẹp bên trong), mời mọc, khuyên nhủ người ngoài tìm hiểu, khám phá.
7. Bài 3
a. Cách mở đầu
- Cách mở đầu ở bài ca dao này đã khác không còn là lời than “thân em” mà là một động tác “Trèo lên” đầy vô lí: chẳng biết làm gì trên cây khế mà phải mất đến nửa ngày. Với cách đặt vấn đề này, ngay lập tức người đọc đã phải tập trung chú ý vì có sự “lạ đời” đó.
– Sang câu 8 chữ sau đó, chúng ta mới biết nguyên nhân trèo lên và ở lâu trên cây khế là vì đau lòng. Thời gian nửa ngày trong thơ không hàm ý đo đếm vật lí cụ thể mà cốt nói rằng thời gian đó rất dài.
- Chữ “ai” là một đại từ phiếm chỉ nhưng nó vẫn gợi lên tính cụ thể. “Ai” ở đây chính là những quan niệm sai trái của xã hội phong kiến đã ngăn cản tình cảm lứa đôi.
b. Liên tưởng đặc tính của quả khế với tâm
lý của chủ thể trữ tình bài ca dao số 3
- Đặc tính của khế (thông thường) là khế chua.
- Lối chơi chữ trèo lên cây khế, cảm nhận
sự chua xót của cuộc đời: khế chua, lòng người cũng chua xót. Chủ thể trữ tình
hỏi khế để bộc lộ nỗi lòng nên khiến lời than thêm trĩu buồn, da diết.
c. Chủ thể trữ tình của bài ca dao
- Chủ thể trữ tình có thể là chàng trai và cũng có thể là cô gái.
- Tuy nhiên là chàng trai thì phù hợp hơn bởi tiếng nói than thân từrong xã hội cũ đâu chỉ là của riêng các cô gái.
– Chủ thể trữ tình than thở về duyên phận lỡ làng.
d. Biểu hiện nghĩa tình trong bài ca dao
- Đấy là tình cảm thủy chung bền vững cho dù có phải bị chia cắt
- Tình nghĩa đó được so sánh ẩn dụ bằng những hình ảnh thiên nhiên: trời, trăng, sao.
- Mục đích so sánh là để khẳng định tình cảm của mình luôn bền vững như đất trời.
e. Hình ảnh sao Vược ở câu thơ cuối: Mình ơi! Có nhớ ta chăng ? Ta như sao Vược chờ trăng giữa trời.
-Sao Hôm, sao Mai, sao Vược là tên gọi khác nhau của một ngôi sao dựa vào vị trí khác nhau của nó trên bầu trời.
- Sao Vược và trăng không bao giờ gặp nhau, giữa chúng luôn có khoảng cách nhưng cả hai đều sáng, đều đẹp. Hình ảnh ngầm ví này cho thấy vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm thủy chung của đôi trai gái.
- Tuy nhiên nhiên sự chờ đợi mà không thể gặp gỡ ấy gợi nên sự cô đơn và vô vọng. Đồng thời, thông qua nỗi đau chia lìa đó, ý thơ ánh lên vẻ đẹp của tình nghĩa con người, luôn tỏa sáng như ngôi sao Vược trên bầu trời của sự lỡ làng duyên kiếp.
8. Bài 4
a. Chủ thể trữ tình
- Là một cô gái.
- Có thể xác định qua các tính hiệu: xưng “em”, dùng “khăn”.
b. Nỗi niềm thương nhớ của cô gái được thể hiện qua các biểu tượng:
- Nỗi niềm của cô gái được thể hiện qua ba biểu tượng: khăn, đèn, mắt.
- Khăn và đèn là những hình ảnh nhân cách hóa.
- Mắt là phép hoán dụ (lấy bộ phận để chỉ toàn thể)..
- Cô gái hỏi khăn, đèn, mắt là để hỏi chính nỗi lòng mình. Nỗi thương nhớ và mãnh liệt, bồn chồn nên mới có những lời hỏi ấy.
- Tấm khăn được hỏi đầu tiên và hỏi nhiều lần:
+ Trong ca dao, khăn là “vật trao duyên”, gửi gắm nỗi lòng: Gửi khăn, gửi áo, gửi lời / Gửi đôi chàng mạng cho người đằng xa.
+ Khăn thường gắn với người con gái như hình với bóng.
+ Khăn được láy lai sáu lần ở vị trí đầu câu thơ và cấu trúc “khăn thương nhớ ai” như một điệp khúc, tăng thêm nỗi nhớ day dứt.
c. Nỗi nhớ “diễn biến” trong không gian
- Nỗi nhớ triền miên, day dứt trải dài trong không gian: rơi xuống đất, vắt lên vai, chùi nước mắt.
- Các động từ xuống, lên, rơi, vắt càng khắc họa thêm sự da diết.
- Đỉnh cao của nỗi nhớ là sự “khóc thầm”.
d. Nỗi nhớ lan tỏa theo thời gian
- Dấu hiệu thời gian được xác định qua sự di chuyển từ tấm khắn (có thể là ban ngày) sang “ngọn đèn” (dấu hiệu của ban đêm).
- Như thế nỗi nhớ đã ken đầy cả không gian, thời gian.
e. Hình ảnh “ngọn đèn không tắt”
- “Đèn không tắt” ẩn dụ cho nỗi nhớ thương không bao giờ nguôi trong tâm hồn cô gái.
- Nếu “tấm khăn” biết tỏ bày thì “ngọn đèn” cũng giúp cô nói hộ nỗi day dứt trong lòng.
g. Hình ảnh “đôi mắt” trong “Mắt thương nhớ ai, Mất ngủ không yên”.
- Từ tấm khăn đến ngọn đèn rồi đến đôi mắt đã có sự tăng tiến của nỗi nhớ. Ban đầu cô gái nói bóng gió (qua khăn, đèn) nhưng sau không nén được nỗi lòng, Cô hỏi thằng bản thân mình (mắt).
- Đây là hai câu thơ rất hay trong kho tàng ca dao Việt Nam: Rõ ràng cô gái ngủ không yên lại đổ thừa cho đôi mắt, cách nói rất ý nhị, thể hiện sự e ấp, đầy nữ tính của cô gái Việt Nam.
h. Nguyên nhân khiến cô gái “lo phiền” trong hai cấu cuối bài 4
- Vì cô thấy tình yêu của cô rất có thể gặp điều bất lành,
- Tình yêu, nỗi nhớ thường gắn với tâm
trạng lo âu về một sự không may nào đó, thế nhưng nỗi lo của cô gái là có nguyên nhân cụ thể: xã hội phong kiến sẽ tạo nên sự chia lìa. Vì lẽ đó nỗi nhớ, nỗi lo của cô gái càng khắc khoải hơn.
i. Số chữ trong các câu thơ của bài 4
- Bài ca dao gồm sáu cặp câu. Năm cặp đầu chỉ có 4 chữ, mỗi câu được bố trí theo kiểu câu hỏi không có lời đáp (Khán
thương nhớ ai/ Khăn rơi xuống đất).
- Cặp thơ cuối là thơ lục bát. Hình thức thơ này cho thấy sự trào dâng cảm xúc nhưng điều đáng bàn là cô gái rơi từ cảm xúc thương nhớ sang cảm xúc lo âu. Đây chính là một dạng tiêu biểu của các bài ca dao than thân.
9. Bài 5
a. Chủ đề của bài ca dao
- Người nói là một cô gái, dựa vào tín hiệu: chàng sang chơi.
- Bài thơ là lời ước muốn, thể hiện nỗi nhớ những người yêu của cô gái. Qua đó, nó nói lên nỗi khao khát rất đỗi nhân văn của một người con gái.
b. Nét đặc biệt của bài ca dao
- Về hình thức, bài ca dao chỉ bao gồm một cầu thơ với hai dòng lục (6) và bát (8).
- Bài ca dao có chủ thể ẩn, “ai” trước và “ai” bắc cầu người đọc chỉ biết được nhờ suy đoán.
- Hình ảnh độc đáo: bắc cầu - dải yếm, sông rộng một gang. Đấy là những hình ảnh của ước mơ chứ không phải là thực.
- Cây cầu thường xuất hiện trong ca dao, nó là phương tiện để vượt ngăn cách của dòng sông (tượng trưng cho thế lực ngăn trở tình yêu). Cây cầu trong ca dao có khi là “cành hồng”:
- “Hai ta cách một con sông
Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang”
- “Gần đây mà chẳng sang chơi
Để em ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu”
+ Trong bài 5, cây cầu bây giờ là dải yếm.
Dải yếm gắn với người con nó vừa cho thấy nét thùy mị nết na và đồng thời là sự quyết tâm vượt qua con sông vật cản đó.
c. Ý nghĩa của bài ca dao
- Dẫu chỉ là một ước mơ những bài ca dao là lời tâm sự chân thành của một cô gái trước nỗi nhớ nhung người yêu của mình.
- Tình cảm của người con gái ấy đẹp, táo bạo nhưng lại ý nhị, tinh tế biết bao.
10. Bài 6
a. Những biểu tượng về tình nghĩa thủy chung của người dân lao động
- Gùng cay, muối mặn là biểu tượng cho tình cảm vợ chồng chung thủy.
- Đây là hai vị mà sẽ rất lâu nhạt (gừng) và không nhạt (muối) theo thời gian.
b. Những con số trong bài ca dao
-Các con số bao gồm: ba năm, chín tháng, ba vạn sáu ngàn ngày (tức 100 năm = một đời người).
- Các con số này không được dùng theo
nghĩa đen mà được dùng theo nghĩa bóng. Chúng chỉ một khoảng thời gian rất lâu.
- Thông qua các con số, tác giả dân gian khẳng định: tình nghĩa vợ chồng sẽ luôn bền vững với thời gian.
c. Hình thức bài 6
-Đây là bài ca dao làm theo thể tự do.
- Hai câu đầu ở dạng song thất (bảy chữ) nhưng hai câu sau thì đã biến cách khỏi thế lục bát. Câu thứ ba có sáu chữ những câu bốn lại có đến 13 chữ. Mục đích của việc phá cách này là để diễn tả được tình cảm mênh mông của lòng người.
d. Những biện pháp nghệ thuật nổi trội
- Lặp lại mô hình mở đầu: Thân em như...
- Các mô típ biểu tượng: Cái cầu, tấm khăn, gừng cay, muối mặn...
- Các hình ảnh so sánh ẩn dụ: Củ ấu, mặt trăng, sao...
- Thể thơ lục bát, song thất lục bát (biến thể)…
11. Sự khác nhau giữa các biện pháp nghệ thuật của ca dao với văn học viết
- Về cơ bản là không có sự khác nhau nhiều, vì văn học viết cũng sử dụng những biện pháp nghệ thuật ấy.
- Sự khác biệt là các biện pháp đó được tập thể sử dụng còn ở văn học viết là do cá nhân sử dụng nên nó mang đậm bản sắc chủ quan riêng.
B. GIẢI ĐÁP CÂU HỎI, BÀI TẬP
1. Tìm các bài ca dao mở đầu bằng “Thân em như...”.
- Thân em như lá đài bị / Ngày thì dãi nắng đêm thì dầm sương.
- Thân em như chổi đầu hè / Phòng khi mưa gió đi về chùi chân.
- Thân em như ớt chín cây/ Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.
2. Tìm các bài ca dao nói về nỗi nhớ người yêu:
- Nhớ ai bổi hổi bồi hồi / Như đúng đống lửa, như ngồi đống than.
- Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ / Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai?
- Nhớ ai em những khóc thầm / Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa.
-------------------------HẾT----------------------------
Tìm hiểu chi tiết nội dung phần Soạn bài Tóm tắt văn bản tự sự (dựa theo nhân vật chính) để học tốt môn Ngữ Văn 10 hơn.
Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị bài học sắp tới với phần Soạn bài Đọc thêm: Vận nước (Quốc tộ) để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 10 của mình.