Soạn bài Biện pháp tu từ đối, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều

Soạn bài Biện pháp tu từ đối



* Soạn bài Biện pháp tu từ đối - Gợi ý trả lời câu hỏi:


Câu 1 trang 52 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều - tập 1:

a,

"Khúc sông bên lở bên bồi

Bên lở thì đục, bên bồi thì trong."

- Phép đối: "lở" - "bồi", "đục" - "trong" -> Tiểu đối.

- Phân tích: Cấu trúc đối về nghĩa, hai vế tương phản nhau.

b,

"Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia."

- Phép đối:

+ "lom khom" - "lác đác", "dưới núi" - "bên sông", "tiều vài chú" - "chợ mấy nhà" -> Bình đối.

+ "nhớ nước đau lòng" - "thương nhà mỏi miệng", "con quốc quốc" - "cái gia gia" -> Bình đối.

- Phân tích: Hai cặp đều đối ý với nhau, từ đó tương hỗ, bổ sung ý cho nhau.

+ Các câu thơ đối ý với nhau.

c,

"Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng, trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo."

- Phép đối:

+ "Sóng biếc" - "Lá vàng"; "theo làn" - "trước gió"; "hơi gợn tí" - "khẽ đưa vèo".

+ "Tầng mây lơ lửng" - "Ngõ trúc quanh co"; "trời xanh biếc" - "khách vắng teo".

- Phân tích: Hai cặp câu thơ đều đối ý với nhau. Các vế câu tương trợ, bổ sung ý nghĩa, tăng sức gợi cho cả đoạn.


Câu 2 trang 53 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều - tập 1:

- Biện pháp đối được sử dụng trong đoạn trích:

+ "mai" - "tuyết", "cốt cách" - "tinh thần".

+ "Vân xem trang trọng khác vời" - "Kiều càng sắc sảo mặn mà".

+ "hoa cười" - "ngọc thốt", "mây thua" - "tuyết nhường", "nước tóc" - "màu da".

+ "làn thu thủy" - "nét xuân sơn", "hoa ghen thua thắm" - "liễu hờn kém xanh".

- Với biện pháp đối, hình ảnh hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân đã hiện lên vô cùng rõ nét. Đó là những nét đẹp chuẩn mực, lí tưởng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Họ vừa mang nét đẹp kiêu sa, đài các, vừa mang những phẩm chất, tài năng đặc biệt, vượt trội. Qua đây, độc giả cũng cảm nhận được rõ hơn sự vượt trội của Thúy Kiều so với Thúy Vân.

Soạn bài Biện pháp tu từ đối - Ngữ văn 11 Cánh diều


Câu 3 trang 53 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều - tập 1:


Câu 4 trang 53 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều - tập 1:

Những câu đối Tết được coi như nét văn hóa truyền thống đáng trân trọng của con người Việt Nam. "Xuân hạnh phúc - Tết an khang" là một trong số đó. Với sự kết hợp giữa tiểu đối và bình đối, cấu trúc câu đã trở nên cân xứng, hài hòa. Hai vế câu đã bổ sung, hỗ trợ ý nghĩa cho nhau một cách vô cùng nhịp nhàng, uyển chuyển. Qua đây, con người muốn chúc nhau có một năm mới "hạnh phúc", "an khang" và đủ đầy. Đồng thời, bày tỏ sự vui vẻ, mừng rỡ để chào đón mùa xuân về với mọi nhà.


- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Như vậy, biện pháp tu từ đối không chỉ khiến câu văn, câu thơ nhịp nhàng, uyển chuyển, có vần điệu hơn mà còn góp phần giúp cấu trúc văn bản thêm phần cân xứng. Mời các em ghé xem những phần soạn bài khác trên Taimienphi.vn như: Soạn bài Trao duyên, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều; Soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều; Soạn bài Thề nguyền, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều

Các biện pháp tu từ là thứ "gia vị" không thể thiếu để làm nên sức hấp dẫn cho các tác phẩm văn học. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về chủ đề này qua phần Soạn bài Biện pháp tu từ đối, học kì I do đội ngũ biên tập của Taimienphi.vn gợi ý dưới đây nhé!
Đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc trong một bài thơ hay nhất
Nhân hóa, Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều
Đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ chêm xen
À ơi tay mẹ: Tác giả, thể loại, bố cục, nội dung, phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ
Đoạn văn ngắn về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật trong tác phẩm văn học em đã học, sử dụng biện pháp tu từ so sánh
Nhân hóa, Lớp 4 Cánh diều

ĐỌC NHIỀU