Soạn bài Bài tập làm văn số 1, Văn tự sự và miêu tả

Mục Lục bài viết:
1. Soạn bài Bài tập làm văn số 1, Văn tự sự và miêu tả, Ngắn 1
2. Soạn bài Bài tập làm văn số 1, Văn tự sự và miêu tả, Ngắn 2

Soạn bài Bài tập làm văn số 1, Văn tự sự và miêu tả

Soạn bài Bài tập làm văn số 1, Văn tự sự và miêu tả, Ngắn 1

Đề 1: Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú (cảm động, buồn cười) em gặp ở trường:
* Mở bài: giới thiệu về câu chuyện mà em định kể (câu chuyện cảm động về một em bé khuyết tật).
* Thân bài:
- Kế lại hoàn cảnh xảy ra chuyện: Chiều nay, trên đường đi học về.
- Kể lại chi tiết câu chuyện:
+, Em nhìn thấy cậu bé bị khuyết một bên chân đi lại khó khăn, trang phục…
+, Cậu loay hoay sang đường
+, Em đã giúp cậu bé qua đường
+, Cậu bé cảm ơn em
* Kết bài: Cảm nhận như thế nào về việc hôm này làm.
Đề 2: Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong bài thơ có tính chất tự sự như “Lượm”, “Đêm nay Bác không ngủ” theo những ngôi kể khác nhau.
* Mở bài: giới thiệu, tưởng tượng câu chuyện định kể (“Lượm” hay “Đêm nay Bác không ngủ”). Kể theo ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba.
* Thân bài: Kể lần lượt các chi tiết:
- “Lượm”:
+, Chi tiết người chú gặp Lượm
+, Ấn tượng của người chú về hình dáng và tính cách của Lượm
+, Chi tiết Lượm đi chuyển thư
+, Lượm hi sinh.
- “Đêm nay Bác không ngủ”:
+, Kể lần lượt 3 lần thức dậy.
Sau đó suy nghĩ của người kể về Lượm hoặc về Bác Hồ.
*Kết bài:
Tưởng tượng một kết thúc của câu chuyện (Sau ngày giải phóng, chú về thăm mộ của Lượm, anh bộ đội đi làm với Bác).
Đề 3: Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè:
* Mở bài: giới thiệu về cảnh đẹp mà em định tả (biển Nha Trang)
* Thân bài:
- Miêu tả về vẻ đẹp ấy:
+, Trên đường đi cảnh đẹp như thế nào: ngôi nhà san sát nối hàng dài, không khí trong lành, gió biển…
+, Khung cảnh nơi em định tả: (bãi biển cát trắng mịn và dọc hai bên đường là những hàng cây xanh mát, cảnh biển buổi sáng…)
- Cảm xúc khi em đến thăm cảnh đẹp ấy: (hạnh phúc và vui vẻ).
* Kết bài: Khẳng định lại vẻ đẹp của cảnh và sự bổ ích của những tháng hè vừa qua.
Đề 4: Miêu tả chân dung một người bạn của em:
* Mở bài: giới thiệu người bạn em định tả.
* Thân bài:
- Miêu tả lần lượt:
+, Vóc dáng
+, Khuôn mặt: (mái tóc, ánh mắt, nụ cười)
+, Nước da
+, Cách ăn mặc, tính cách, giao tiếp (nhẹ nhàng)
- Điều em thích nhất ở bạn: (phẩm chất, tính cách).
* Kết bài: Tình cảm của em với người bạn đó.

Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Ngữ Văn 7

- Soạn bài Quá trình tạo lập văn bản
- Soạn bài Những câu hát than thân

 

Soạn bài Bài tập làm văn số 1, Văn tự sự và miêu tả, Ngắn 2

Dàn ý tham khảo các đề
Đề 1 (tr44-sgk)
A, Mở bài: giới thiệu câu chuyện
B, Thân bài
- Trong giờ ra chơi, bạn Nam chơi đùa với các bạn như mọi khi
- Đột nhiên Nam bị té ngã
- Các bạn lo lắng xúm lại dìu Nam đứng dậy
- Tay Nam đau buốt không cử động được
- Mọi người vội vã dìu Nam và phòng y tế, một số bạn đi báo cô chủ nhiệm
- Nam nhanh chóng được đưa đến bệnh viện
- Cô giáo khen các bạn thông minh biết cách ứng phó phù hợp
C, Kết bài: cảm nghĩ của bản thân
Đề 2 (tr44-sgk)
A, Mở bài: giới thiệu bối cảnh câu chuyện
- Đêm trước khi diễn ra chiến dịch biên giới
- Bác đến thăm một đơn vị bội đội và nghỉ lại lán cùng các chiến sĩ
- Trời mưa lạnh Bác thức suốt đêm không ngủ
B, Thân bài
- Lần thứ nhất, anh đội viên thức giấc thấy Bác ngồi suy nghĩ bên bếp lửa rồi nhẹ nhàng đi dém chăn cho từng chiến sĩ
- Anh mời Bác đi ngủ nhưng Bác khuyên anh yên tâm mà ngủ ngày mai còn đánh giặc
- Lần thứ hai, trong mơ màng, anh thấy bóng Bác cao lồng lộng, ấm hơn ngọn lửa hồng
- Lần thứ ba, trời gần sáng, Bác vẫn thức anh tha thiết xin Bác đi ngủ giữ gìn sức khỏe
- Bác trả lời vì thương đoàn dân công, bộ đội phải ngủ ngoài rừng nên không ngủ được
C, Kết bài: tình cảm của anh đội viên với Bác
- Yêu mến, kính phục
- Vui sướng, tự hào được chiến đấu vì tổ quốc
Đề 3 (tr45-sgk)
A, Mở bài: giới thiệu chung về cánh đồng lúa
B, Thân bài
- Tả bao quát cánh đồng
+ cánh đồng rộng mênh mông, trải dài tít tắp tới tận chân trời
+ cánh đồng nằm ngay sát con đê đầu làng
+ vào buổi sáng, cánh đồng thanh khiết, mờ ảo sau làn sương giăng giăng
- Tả cụ thể
+ cánh đồng trải dài trước mắt một màu xanh mướt của lúa non
+ thoang thoảng hương lúa ngọt ngào quyện với mùi bùn ngai ngái
+ những tiếng lích rích như tiếng trò chuyện của những chú chim với mỗi bông lúa
+ những con mương nhỏ chạy quanh như những bàn tay ôm ấp cánh đồng bao năm tháng qua
+ xa xa kia là những chiếc nón nháp nhô của các bác nông dân đi chăm bón cho từng ruộng lúa
+ tiếng nói cười văng vẳng, nắng vàng trải dài khắp cánh đồng
C, Kết bài: tình cảm, cảm nghĩ của bản thân
Đề 4 (tr45-sgk)
A, Mở bài: giới thiệu người bạn đó
B, Thân bài
- Tả ngoại hình
+ dáng người...
+ mái tóc.....
+ đôi mắt.....
- Tính nết, tài năng
+ dễ mến, hay giúp đỡ bạn
+ học giỏi ....
+ tài lẻ: thể thao, ca hát,...
- Kỉ niệm sâu sắc với em:
+ giúp đỡ nhau học tập
+ dạy em chơi thể thao
+ chép bài, giảng bài cho em khi em bị ốm
.....
C, Kết bài:
tình cảm, cảm nghĩ của em với bạn

Trong chương trình học Ngữ Văn 7 phần Soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.

Tìm hiểu chi tiết nội dung phần Soạn bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm để học tốt môn Ngữ Văn 7 hơn.

Văn tự sự và miêu tả là một thể loại văn yêu cầu trình bày chuỗi các sự việc liên quan tới nhau, cuối cùng dẫn tới kết thúc và thể hiện, truyền đạt được ý nghĩa, nếu như các em chưa hiểu về Văn tự sự, vậy hãy tham khảo soạn bài Bài tập làm văn số 1, Văn tự sự và miêu tả trong Ngữ văn lớp 7 để hiểu hơn về thể loại văn này và hoàn thành được Bài tập làm văn số 1.
Soạn bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm
Soạn bài Viết bài tập làm văn số 7: Văn miêu tả sáng tạo trang 122 SGK Ngữ văn 6 tập 2, soạn văn lớp 6
Soạn bài Viết bài tập làm văn số 1: Văn tự sự
Tập làm văn: Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật
Soạn bài Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật trang 112 SGK Tiếng Việt 4 tập 2, soạn Tiếng Việt lớp 4
Tập làm văn: Thế nào là miêu tả?

ĐỌC NHIỀU