Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Tiếng Việt lớp 4
Câu 1. Gạch dưới các từ nghi vấn trong các các câu hỏi dưới đây:
a/ Con về đấy à?
b/ Em đã làm bài tập chưa?
c/ Có phải em là người tôi đã gặp không?
d/ Ngày mai lớp mình có môn Thể dục à?
Câu 2. Hãy đặt dấu câu thích hợp vào cuối câu
a/ Cô giáo hỏi xem ai là người học giỏi nhất lớp
b/ Câu hỏi dễ thế mà cậu không trả lời được à
c/ Mình đã được nghe bài hát này ở đâu rồi nhỉ
d/ Tớ biết bạn làm sao có thể vẽ được bức tranh to thế chứ
Câu 3. Viết 5 từ mà cả hai tiếng đều chứa âm đầu ch hoặc tr:
a/ Âm đầu ch: chích choè,
b/ Âm đầu tr: trống trường;
Câu 4. Đặt câu hỏi thể hiện thái độ lịch sự trong các tình huống sau:
a/ Hỏi cô giáo khi em chưa hiểu bài
b/ Hỏi mượn bạn quyển truyện mà em thích
c/ Em muốn cùng bố mẹ đi chơi vào ngày nghỉ cuối tuần
Câu 5. Em hãy quan sát lá bàng và viết một đoạn văn miêu tả lá bàng (khuyến khích miêu tả sự thay đổi màu lá bàng theo thời gian).
* Đáp án:
Câu 1. Gạch dưới các từ nghi vấn trong các các câu hỏi dưới đây:
a/ Con về đấy à?
b/ Em đã làm bài tập chưa?
c/ Có phải em là người tôi đã gặp không?
d/ Ngày mai lớp mình có môn Thể dục à?
Câu 2. Hãy đặt dấu câu thích hợp vào cuối câu
a/ Cô giáo hỏi xem ai là người học giỏi nhất lớp. (dấu chấm)
b/ Câu hỏi dễ thế mà cậu không trả lời được à? (dấu hỏi)
c/ Mình đã được nghe bài hát này ở đâu rồi nhỉ? (dấu hỏi)
d/ Tớ biết bạn làm sao có thể vẽ được bức tranh to thế chứ. (dấu chấm)
Câu 3. Viết 5 từ mà cả hai tiếng đều chứa âm đầu ch hoặc tr
a/ Âm đầu ch: chích choè, châm chích, chiều chiều, châu chấu, chán chường, chắc chắn, ...
b/Âm đầu tr: trống trường, tròn trịa, trùng trục, trăng trắng, tru tréo, trong trắng, ...
Câu 4. Đặt câu hỏi thể hiện thái độ lịch sự trong các tình huống sau:
a/Hỏi cô giáo khi em chưa hiểu bài
Vd: Thưa cô, cô có thể giảng giúp em bài này được không ạ?
b/ Hỏi mượn bạn quyển truyện mà em thích
Vd: Thư ơi, cậu cho tớ mượn quyển truyện này được không?
c/ Em muốn cùng bố mẹ đi chơi vào ngày nghỉ cuối tuần
Vd: Bố ơi, cuối tuần này cả nhà chúng ta sẽ đi du lịch cùng nhau chứ nhỉ?
Câu 5. Em hãy quan sát lá bàng và viết một đoạn văn miêu tả lá bàng (khuyến khích miêu tả sự thay đổi màu lá bàng theo từng mùa)
- Mùa xuân: chồi non li ti, xanh mơn mởn
- Mùa hạ: lá to, dày hơn, có màu xanh ngắt
- Mùa thu: lá ngả thành màu đỏ tía. Cuối thu lá bắt đầu rụng xuống.
- Mùa đông: cây bàng trụi không còn một cái lá, cành khô trơ trụi.
I. LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
Câu 1. Gạch dưới các từ ngữ nghi vấn trong các câu hỏi dưới đây.
a/ Mẹ cháu đi công tác ở đâu ?
b/ Bạn đã xem phim " Hoa Mộc Lan" chưa ?
c/ Anh phải đi bây giờ ư?
đ/ Bây giờ cô sẽ làm gì?
e/ Em phải làm như thế nào?
Câu 2. Chuyển những câu sau thành câu không dùng dấu chấm hỏi sao cho mục đích câu không thay đổi.
a/ Sao bạn lại làm bẩn bàn như vậy?
......................................................................................................................................
b/ Em có thể ra chỗ khác chơi cho anh học bài không?
.....................................................................................................................................
c/ Đọc truyện mà cậu bảo không thú vị à?
...................................................................................................................................
Câu 3. Đặt câu hỏi phù hợp với các tình huống sau:
a/ Em muốn nhờ bạn cho mượn bút:
.............................................................................................................................................
b/ Em muốn cô bán hàng cho xem một quyển sách:
.............................................................................................................................................
c/ Em khen em bé của mình:
............................................................................................................................................
Câu 4. Từ thích hợp điền vào chỗ chấm trong câu sau là:
a/ Anh ấy là một người rất năng................
b/ Anh ấy có năng ............. hơn hẳn những nhân viên khác.
c/ Anh ấy làm việc rất có ............. năng.
Câu 5. Từ thích hợp điền vào chỗ chấm trong câu sau là:
a/ Ông em rất quan tâm đến ............. khỏe của mình.
b/ Ông luôn mong được............ khỏe để vui cùng con cháu.
II. CHÍNH TẢ:
Phân biệt tr/ch, dấu hỏi,dấu ngã
Câu 1. Điền tr hoặc ch vào chỗ trống cho thích hợp rồi giải câu đố sau:
Bé thì .........ăn nghé, .....ăn trâu
......ận bày đã lấy bông lau làm cờ,
Lớn lên xây dựng cơ đồ,
Mười hai sứ giả bấy giờ đều thua.
(Là ai) ......................................
Câu 2. Điền dấu hỏi hoặc ngã vào những tiếng in đậm sau:
a/ Đi ăn cô về nhà mất chô.
b/ Đến nga ba đường chia làm ba nga.
c/ Mơ cái lọ để lấy mơ xào rau.
d/ Nó mai làm nên tôi gọi mai không nghe.
e/ Cho nó một nưa thì không cần lấy nưa.
III. TẬP LÀM VĂN
Em hãy viết bài văn tả quyển sách toán lớp bốn của em.
* Đáp án:
I. LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
Câu 1. Gạch dưới các từ ngữ nghi vấn trong các câu hỏi dưới đây.
a/ Mẹ cháu đi công tác ở đâu ?
b/ Bạn đã xem phim " Hoa Mộc Lan" chưa ?
c/ Anh phải đi bây giờ ư?
đ/ Bây giờ cô sẽ làm gì?
e/ Em phải làm như thế nào?
Câu 2. Chuyển những câu sau thành câu không dùng dấu chấm hỏi sao cho mục đích câu không thay đổi.
a/ Sao bạn lại làm bẩn bàn như vậy?
Ví dụ: Bạn đừng làm bẩn bàn như vậy.
b/ Em có thể ra chỗ khác chơi cho anh học bài không?
VD: Em hãy ra chỗ khác cho anh học bài.
c/ Đọc truyện mà cậu bảo không thú vị à?
VD: Đọc truyện rất thú vị.
Câu 3. Đặt câu hỏi phù hợp với các tình huống sau:
a/ Em muốn nhờ bạn cho mượn bút:
VD: Bạn cho mình mượn cây bút được không?
b/ Em muốn cô bán hàng cho xem một quyển sách:
VD: Cô ơi, cô cho cháu xem quyển sách này được không?
c/ Em khen em bé của mình:
VD: Sao em vẽ đẹp thế không biết?
Câu 4. Từ thích hợp điền vào chỗ chấm trong câu sau là:
a/ Anh ấy là một người rất năng động
b/ Anh ấy có năng lực hơn hẳn những nhân viên khác.
c/ Anh ấy làm việc rất có kĩ năng.
Câu 5. Từ thích hợp điền vào chỗ chấm trong câu sau là:
a/ Ông em rất quan tâm đến sức khỏe của mình.
b/ Ông luôn mong được mạnh khỏe để vui cùng con cháu.
II. CHÍNH TẢ:
Phân biệt tr/ch, dấu hỏi,dấu ngã
Câu 1. Điền tr hoặc ch vào chỗ trống cho thích hợp rồi giải câu đố sau:
Bé thì chăn nghé, chăn trâu
Trận bày đã lấy bông lau làm cờ,
Lớn lên xây dựng cơ đồ,
Mười hai sứ giả bấy giờ đều thua.
(Là ai) Đinh Bộ Lĩnh
Câu 2. Điền dấu hỏi hoặc ngã vào những tiếng in đậm sau:
a/ Đi ăn cỗ về nhà mất chỗ.
b/ Đến ngã ba đường chia làm ba ngả.
c/ Mở cái lọ để lấy mỡ xào rau.
d/ Nó mải làm nên tôi gọi mãi không nghe.
e/ Cho nó một nửa thì không cần lấy nữa.
III. TẬP LÀM VĂN
Em hãy viết bài văn tả quyển sách toán lớp bốn của em.
-Trình bày đủ 3 phần: Mở bài; Thân bài; Kết bài
- Viết ý mạch lạc, vận dụng các biện pháp nhân hóa, so sánh để lời văn sinh động.
- Ngắt câu đúng ngữ pháp, ít sai lỗi chính tả
- Tả đúng trọng tâm, yêu cầu của đề.
I/ Chính tả:
Câu 1. Tìm tiếng có vần ât hoặc âc để điền vào chỗ trống:
a/ ......... cờ
b/ ........ thang
c/ ...... cả
d/ .......giữ
e/ ........ đổ
g/ gió ...........
h/ ...... tử
i/ ........ đai
Câu 2. Viết vào chỗ trống:
a/ 3 danh từ bắt đầu bằng s và 3 danh từ bắt đầu bằng x :
........................................................................................................................
b/ 3 tính từ bắt đầu bằng s và 3 tính từ bắt đầu bằng x :
........................................................................................................................
c/ 3 động từ bắt đầu bằng s và 3 động từ bắt đầu bằng x :
........................................................................................................................
II/ Luyện từ và câu:
Câu 1. Nối câu có phần in đậm với từ nghi vấn phù hợp để hỏi cho phần in đậm đó:
a/ Tiếng mưa rơi lộp độp trên mái nhà. | Ở đâu? |
b/ Đường phố nườm nượp người qua lại. |
|
c/ Bến cảng lúc nào cũng đông vui. | Thế nào? |
d/ Giờ ra chơi, các bạn gái thường nhảy dây. | Làm gì? |
e/ Học giỏi nhất lớp 4/1 là bạn Lê Mai Anh. |
|
g/ Ngoài đồng, bà con đang thu hoạch lúa. | Là ai? |
Câu 2. Thêm dấu hói chấm (?) vào những câu nào là câu hỏi:
a/ Lâm xem hộ mình mấy giờ nhé
b/ Tôi làm sao biết dược bạn nghĩ gì
c/ Ai là giáo viên chủ nhiệm lớp mình năm tới nhỉ
d/ Vắng con, mẹ có buồn không
e/ Trời ạ, sao tôi khổ thế này
Câu 3. Sắp xếp các trò chơi sau theo nhóm thích hợp:
(chuyền thẻ, ô ăn quan, nhảy dây, kéo co, cướp cờ, nhảy lò cò, trốn tìm, cờ vua, mèo đuổi chuột)
a/ Trò chơi rèn luyện sức khỏe: ..............................................................................
b/ Trò chơi rèn luyện trí tuệ:....................................................................................
c/ Trò chơi rèn luyện sự khéo léo: ...........................................................................
III/ Tập làm văn:
Câu 1. Viết mở bài để giới thiệu cây ăn quả (cây xoài, cây chuối...) trong vườn nhà nội em.( theo gợi ý sau)
- Giới thiệu cây ăn quả đó là cây gì? Được trồng ở đâu?
- Do ai trồng? Trồng từ bao giờ?
- Cảm nhận của em về cây ăn quả đó?
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
Câu 2. Viết đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu tả các bộ phận của cây ăn quả. (Cây ăn quả ở bài 1)
- Từ xa nhìn lại cây đó giống cái gì?
- Khi đến gần em thấy cây cao đến chừng nào? Tán cây rộng hay hẹp?
- Thân cây to bằng chừng nào? Vỏ có màu gì? Vỏ xù xì hay nhẵn bóng?
- Cành cây có vươn ra tứ phía hay đâm thẳng lên trời? Giống cái gì?
- Lá cây to hay nhỏ? Giống cái gì?
- Quả khi còn non có màu gì? Khi chín có màu gì? Quả chín rộ lúc nào?
- Quả có mùi vị gì khi còn non hoặc chín?
* Đáp án:
Câu 1. Tìm tiếng có vần ât hoặc âc để điền vào chỗ trống:
a/ phất cờ
b/ bậc thang
c/ tất cả
d/ cất giữ
e/ lật đổ
g/ gió bấc
h/ bất tử
i/ đất đai
Câu 2. Viết vào chỗ trống:
a/ 3 danh từ bắt đầu bằng s và 3 danh từ bắt đầu bằng x :
sông núi, song cửa, sấm sét, sâu bọ; xôi gấc, xương sống, xu (tiền)
b/ 3 tính từ bắt đầu bằng s và 3 tính từ bắt đầu bằng x :
siêng năng, sắc sảo, sâu sắc xinh xắn, xấu xa, xanh ngắt
c/ 3 động từ bắt đầu bằng s và 3 động từ bắt đầu bằng x :
sinh sôi, sao chép, so sánh xúc đất, xào nấu, xâm phạm
II/ Luyện từ và câu:
Câu 1. Nối câu có phần in đậm với từ nghi vấn phù hợp để hỏi cho phần in đậm đó:
a/ Tiếng mưa rơi lộp độp trên mái nhà. (Ở đâu?)
b/ Đường phố nườm nượp người qua lại. (Thế nào?)
c/ Bến cảng lúc nào cũng đông vui. (Thế nào?)
d/ Giờ ra chơi, các bạn gái thường nhảy dây. (Làm gì?)
e/ Học giỏi nhất lớp 4/1 là bạn Lê Mai Anh. (Là ai?)
g/ Ngoài đồng, bà con đang thu hoạch lúa. (Ở đâu?)
Câu 2. Thêm dấu hói chấm (?) vào những câu nào là câu hỏi:
a/ Lâm xem hộ mình mấy giờ nhé.
b/ Tôi làm sao biết được bạn nghĩ gì.
c/ Ai là giáo viên chủ nhiệm lớp mình năm tới nhỉ?
d/ Vắng con, mẹ có buồn không?
e/ Trời ạ, sao tôi khổ thế này.
Câu 3. Sắp xếp các trò chơi sau theo nhóm thích hợp:
(chuyền thẻ, ô ăn quan, nhảy dây, kéo co, cướp cờ, nhảy lò cò, trốn tìm, cờ vua, mèo đuổi chuột)
a/ Trò chơi rèn luyện sức khỏe: kéo co, mèo đuổi chuột, cướp cờ
b/ Trò chơi rèn luyện trí tuệ: ô ăn quan, cờ vua
c/ Trò chơi rèn luyện sự khéo léo: chuyền thẻ, nhảy dây, nhảy lò có, trốn tìm
III/ Tập làm văn:
Câu 1. Viết mở bài để giới thiệu cây ăn quả ( cây xoài, cây chuối...) trong vườn nhà nội em.( theo gợi ý sau)
- Cây đó là cây xoài, được trồng ở góc vườn.
- Do ông nội trồng đã hơn chục năm rồi.
- Em rất thích cây xoài này.
Mẫu: Cứ đến hè, em lại được về quê thăm nội. Ở quê thật thích. Lúc này vườn của nội cây trái đã chín nhiều như để chờ đón em về vậy. Trong đó em thích nhất cây xoài được nội trồng ở góc vườn cách đây đã chục năm rồi đang sai quả.
Câu 2. Viết đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu tả các bộ phận của cây ăn quả. (Cây ăn quả ở bài 1)
- Từ xa nhìn lại cây đó giống cái ô xanh khổng lồ.
- Khi đến gần em thấy cây cao đến nóc nhà hai tầng. Tán cây rộng che kín cả một góc vườn.
- Thân cây to vòng tay em ôm không xuể, vỏ màu nâu xỉn, xù xì, đầy những hốc những bướu trông thật ghê.
- Cành cây vươn ra tứ phía giống như cái gọng ô khổng lồ.
- Lá cây thuôn dài như tai thỏ.
- Quả khi còn non có màu xanh, khi chín có màu vàng. Quả chín rộ vào tháng năm.
- Khi còn non, vỏ dày màu xanh đậm, vị chua. Khi chín, vỏ mỏng, vàng ươm rất đẹp mắt, vị ngọt thanh.....
Trên đây là 3 Phiếu tập làm ở nhà môn Tiếng Việt lớp 4 cùng đáp án chi tiết để đối chiếu, đánh giá kết quả làm bài. Bên cạnh đó, các em học sinh có thể tham khảo thêm những bộ tài liệu quan trọng khác như: Bộ bài tập ôn ở nhà môn Tiếng Việt lớp 4, Bộ bài tập ôn ở nhà môn Tiếng Anh lớp 4, Bài tập ôn ở nhà môn Toán lớp 4 trên Thuthuat.Taimienphi.vn