Phát biểu cảm nghĩ của em về tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý
II. Bài văn mẫu


Phát biểu cảm nghĩ của em về tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
 

 I. Dàn ý Phát biểu cảm nghĩ của em về tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu đoạn trích: "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh" là một trong những đoạn trích tiêu biểu của tập tùy bút của Phạm Đình Hổ.

2. Thân bài

- Sinh thời, vua Trịnh Sâm ăn chơi sa đoạ:
+ Xây đền đài cung điện
+ Tháng ba bốn lần tổ chức đi chơi, ăn chơi thưởng ngoạn...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Phát biểu cảm nghĩ của em về tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh tại đây.

 

II. Bài văn mẫu Phát biểu cảm nghĩ của em về tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

Nhắc đến tác giả văn học Phạm Đình Hổ là nhắc đến tập "Vũ Trung Tùy Bút" nổi tiếng của ông. Tác phẩm được viết bằng chữ Hán ghi lại những sự việc, những câu chuyện xảy ra vào cuối đời Lê. Tập tùy bút đã phản ánh được hiện thực xã hội một cách chân thực nhất. Đoạn trích "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh" là một trong những đoạn trích tiêu biểu của tập tùy bút này.

Sinh thời, vua Trịnh Sâm ăn chơi sa đoạ, cậy quyền thế, tiền bạc mà ham xây đền đài cung điện chỉ để thưởng ngoạn, ngắm cảnh. Bao cảnh ăn chơi sa đoạ trác táng của vua quan khiến người đọc không khỏi căm phẫn. Tháng ba bốn lần tổ chức đi chơi, ngắm cảnh đây đó. Binh lính nô tì mặc áo đàn bà giải trí cho vua quán, đón tiếp vua thì lòng trọng hơn cả những lễ hội xưa, phí phạm bao tiền bạc, của cải. Nhạc cung đình chờ sẵn khắp nơi, hòng khi cần thì tấu lên vài bạn mua vui, nội thần thì nhau bày bách hóa chung quanh hồ mà bán, kẻ mua người bán được tổ chức như một phiên chợ. Cảnh thật nhàn nhã, sung sướng.

Nhưng trớ trêu thay, vua Lê chúa Trịnh đang ăn chơi trên xương máu, mồ hôi, tiền bạc của nhân dân, của những người nghèo khổ. Chúng dùng cường quyền, mượn gió bẻ măng mà doạ nạt nhân dân. Chúng chực chờ những của quý, cây cảnh, chim chóc hiếm trong nhà nhân dân, mượn cớ dâng lên vua chúa mà chiếm đoạt. Chúng tàn bạo đến mức "ăn cắp la làng" nhằm đày đoạ người vô tội mà ăn tiền, mà cướp bóc. Đời sống nhân dân khổ cực lầm than chúng chẳng hề xót xa lay động, quan quân thì nhau hoành hành, tàn phá của cải, trấn lột nhân dân. Còn gì đốn mạt, đê hèn hơn. Những hưởng lạc trác táng của bọn vừa chúa lúc bấy giờ khiến không khỏi nghi ngại về một tương lai tan tành, tăm tối: "Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ đổ tan tành, kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường.".

Trang tùy bút đã vạch mặt được bản chất tham nhũng, đê hèn chỉ biết hưởng thụ của một bầy vua tôi nhu nhược. Chúng sung sướng trên sự khổ đau của nhân dân. Vua tôi càng giàu có, càng chuyên quyền bao nhiêu thì nhân dân càng khổ cực, càng đau đớn và căm phẫn bấy nhiêu. Sự "triệu bất tường" trong dòng suy nghĩ của tác giả như điềm dự báo cho sự suy vong của triều đại này trong tương lai. Là điều cảnh báo và lời cảnh tỉnh cho vua quan chúa Trịnh lúc bấy giờ.

Thực tế lịch sử đã chứng minh cho sự tàn nhẫn đó khi vào năm 1782 chúa Trịnh qua đời, thành Thăng Long bị đánh phá tan tành bởi loạn kiêu binh, không một quân tướng nào chống đỡ nổi, sự nghiệp, cơ độ tàn tành trong chớp mắt. Có chăng, sự ân hận cũng đã muộn màng. Chúng như những con ma giết người, ngang nhiên cho quân lính vượt tường nhà dân mà cướp đi của cải rồi hăm doạ. Chúng buộc nhân dân đến đường cùng khi phải phá bỏ của cải chính mình làm ra để tránh tai vạ. Mẹ Phạm Đình Hổ cũng buộc phải thuê người chặt cây lê, cây lựu quý trước nhà để tránh sự nhũng nhiễu của lũ quan tham kia.

Bằng ngòi bút chân thực, khách quan, tác giả đã tái hiện lại cảnh tượng xa hoa thời vua Lê chúa Trịnh. Đồng thời gián tiếp tố cáo tội ác "vô nhân đạo" của vua quan lúc bấy giờ và cất lên tiếng nói thương cảm đối với cuộc sống cơ cực khốn khổ của nhân dân. Đoạn trích tuy ngắn nhưng mỗi lời, mỗi chữ viết ra đều thâm trầm, sâu sắc, cho thấy được tài năng và tấm lòng thiết tha bởi dân với nước của một hiền tài dân tộc.

----------------HẾT------------------

Bên cạnh bài Phát biểu cảm nghĩ của em về tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, các em có thể mở rộng vốn kiến thức về đoạn trích thông qua việc tham khảo các bài:  Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Tóm tắt Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh, Phân tích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Giá trị hiện thực trong đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.

Nhằm củng cố kiến thức bài học Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, bên cạnh bài phân tích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, các em hãy cùng chúng tôi hoàn thiện bài phát biểu cảm nghĩ của em về tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
Giá trị hiện thực trong đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Tóm tắt Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh
Phân tích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Dàn ý cảm nhận về đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
Giá trị hiện thực của Vào phủ chúa Trịnh

ĐỌC NHIỀU