Phân tích ý nghĩa nhan đề bài Tràng Giang

Đề bài: Phân tích ý nghĩa nhan đề bài Tràng Giang

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Phân tích ý nghĩa nhan đề bài Tràng Giang
 

I. Dàn ý Phân tích ý nghĩa nhan đề bài Tràng Giang

- Ban đầu Huy Cận đặt tên bài thơ là "Chiều trên sông", sau đó đổi thành Tràng Giang.
- Tràng giang có cách gọi Hán Việt khác là "trường giang", dùng để chỉ con sông dài. -> tạo sự cổ kính.
- Biến âm "ang": Tránh nhầm lẫn với sông Trường Giang bên Trung Quốc; Sử dụng âm "ang" là âm mở rộng giúp không gian hiện lên không chỉ có chiều dài mà còn như được mở ra về chiều rộng.
- Qua nhan đề giúp người đọc hình dung ra một không gian vũ trụ bao la, dường như ngầm báo hiệu con người sẽ cô đơn trước không gian rộng lớn mênh mang ấy.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích ý nghĩa nhan đề bài Tràng Giang

Huy Cận là nhà thơ của nỗi niềm khắc khoải không gian, bởi vậy, thơ ông luôn xuất hiện những không gian bao la rộng lớn, qua đó nhà thơ gửi gắm nỗi niềm tâm trạng của mình. "Tràng giang" là một bài thơ như thế. Qua nhan đề, người đọc không chỉ thấy được sự cổ kính mà còn thấy được nét phong cách mới mẻ hiện đại của Huy Cận.

Ban đầu Huy Cận định đặt tên cho bài thơ của mình là "Chiều trên sông" - một cụm từ thuần Việt gợi cảnh ngày tàn trên dòng sông, thế nhưng sau đó, với cảm quan của một nhà thơ vừa hiện đại nhưng không kém phần cổ điển, ông đã đổi tên thành "Tràng giang". Tràng giang là từ Hán Việt và có tên gọi khác là "trường giang", dùng để chỉ con sông dài. Việc sử dụng từ Hán Việt làm nhan đề không chỉ giúp bài thơ gợi cảnh sông nước cụ thể mà dường như hiện lên là cảnh sông nước muôn đời. Dòng sông không chỉ hiện lên với chiều dài, chiều rộng của không gian địa lí mà còn mang chiều sâu lịch sử, văn hóa. m hưởng cổ kính, trang trọng vì thế được nhấn mạnh hơn bao giờ hết.

Huy Cận đã khéo léo biến "trường" thành "tràng" để tạo hiệu quả nghệ thuật sắc sảo. Việc biến âm này vừa khiến người đọc không nhầm lẫn con sông này với sông Trường Giang bên Trung Quốc, đồng thời âm "ang" là âm mở rộng giúp không gian hiện lên không chỉ có chiều dài mà còn như được mở ra về chiều rộng. Vì thế, bài thơ không đơn thuần là miêu tả cảnh sông nước mà đã trở thành thi phẩm miêu tả không gian mang tầm vóc vũ trụ.

Qua nhan đề, người đọc có thể hình dung ra một không gian vũ trụ bao la và tác giả dường như ngầm báo hiệu con người sẽ cô đơn trước không gian rộng lớn mênh mang ấy. Nỗi lòng thi nhân bởi vậy chỉ cần qua nhan đề đã khái quát được đề tài, bên cạnh đó khơi gợi cho bạn đọc bao cảm xúc sâu xa.

--------------HẾT---------------

"Tràng giang" nhan đề ngắn gọn nhưng lại bộc lộ được hình ảnh xuyên suốt bài thơ, đồng thời qua đó còn hé lộ phần nào cảm xúc, tư tưởng của bài thơ. Tìm hiểu chi tiết về bài thơ, bên cạnh bài văn mẫu tìm hiểu về nhan đề Tràng giang, các em không nên bỏ qua: Phân tích cái tôi trữ tình trong bài Tràng giang, Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Tràng giang, Phân tích Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của Tràng Giang, Phân tích Tràng giang để làm rõ lòng yêu tạo vật thiên nhiên trong tâm trạng cô đơn thẳm sâu và trong sáng của Huy Cận.

Tìm hiểu ý nghĩa nhan đề bài thơ là việc cắt nghĩa, lí giải ý nghĩa nhan đề, từ đó có thêm định hướng về nội dung tư tưởng cho việc phân tích Tràng giang. Các em hãy cùng tham khảo bài Phân tích ý nghĩa nhan đề bài thơ Tràng giang của Huy Cận dưới đây nhé.
Phân tích Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của Tràng Giang
Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận
Phân tích Tràng giang để làm rõ nhận định: "Tràng giang đã tiếp nối mạch thi cảm truyền thống với sự cách tân đích thực"
Dàn ý phân tích hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Tràng giang
Dàn ý Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang
Dàn ý phân tích bài thơ Tràng giang, mẫu số 2

ĐỌC NHIỀU