Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ để chứng minh nhận định

Đề bài: Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ để chứng minh nhận định

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ để chứng minh nhận định


I. Dàn ý Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ để chứng minh nhận định (Chuẩn)

1. Mở bài

- Giới thiệu về nhà văn Thạch Lam: là thành viên của nhóm "Tự lực văn đoàn", văn chương giàu lòng nhân hậu, tình cảm với số lượng lớn tác phẩm truyện ngắn
- Giới thiệu truyện ngắn "Hai đứa trẻ", dẫn dắt vào câu nói "Chừng ấy người ngồi trong bóng tối đang trông đợi một cái gì đó tươi sáng hơn sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ".

2. Thân bài

- "Chừng nào": hoàn cảnh không cụ thể nhưng được ngầm hiểu và khoảnh khắc chờ đợi chuyến tàu đêm đi qua của các nhân vật.
- Chị em Liên, chị Tí, bác Siêu, gia đình nhà Xẩm không thể hiện sự chờ đợi qua sự khao khát thể hiện trong hành động,...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ để chứng minh nhận định tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ để chứng minh nhận định (Chuẩn)

Có lẽ trong số các thành viên của nhóm "Tự lực văn đoàn", Thạch Lam mang một phong vị văn chương rất riêng với tấm lòng nhân hậu và giàu tình cảm. Ông để lại cho đời số lượng lớn tác phẩm truyện ngắn trong đó đặc sắc nhất phải kể đến "Hai đứa trẻ" (trích từ tập truyện "Nắng trong vườn"). Ở đó, một thế giới nội tâm nhân vật đã được hé mở với những cảm xúc mơ hồ, mong manh, là sự kết hợp của tự sự - trữ tình, hiện thực - lãng mạn. Và người ta vẫn luôn ấn tượng với lời bình của người kể: "Chừng ấy người ngồi trong bóng tối đang trông đợi một cái gì đó tươi sáng hơn sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ".

Cái khoảng thời gian "chừng nào" mà tác giả nhắc đến có một hoàn cảnh cụ thể nào đó không? Câu trả lời là không. Trong toàn bộ tác phẩm "Hai đứa trẻ" chưa từng có chi tiết nào miêu tả rõ ràng về sự mong đợi ấy. Tất cả những nhân vật, đều "trông đợi một cái gì đó tươi sáng hơn" nhưng họ lại chẳng bộc lộ rõ ràng với nhau những suy nghĩ trong đầu mình. Mỗi người đều theo đuổi một thế giới nội tâm riêng, suy nghĩ riêng. Nhân vật chị Tí chỉ đáp lại Liên bằng những câu trả lời rời rạc, ngao ngán "Ối chao, sớm với muộn mà có ăn thua gì", bác Siêu với những tiếng thở dài mệt mỏi và vô vọng, gia đình nhà Xẩm đàn lên mấy tiếng rồi cũng im bặt. Nếu biểu hiện của "trông đợi" là khao khát, bồn chồn, đứng ngồi không yên thì dường như cái không khí mà Thạch Lam xây dựng lại quá đỗi im lặng.

Tuy nhiên, sự đại tài của Thạch Lam ở chỗ, ông dùng tối để tả sáng, dùng cái lặng câm để tả cái động trong lòng người. Không cần phải nói ra thì người đọc đều có thể cảm nhận được, tất cả những nhân vật trong "Hai đứa trẻ", từ chị em Liên, chị Tí, bác Siêu, gia đình nhà Xẩm, tất cả họ đều đợi đoàn tàu sẽ ghé đến nơi phố huyện tối tăm này. Chờ tàu, không phải vì họ cần bán hàng mà vì thứ ánh sáng rực rỡ mà nó sẽ mang lại, một nỗi khát khao về sự đổi thay mang đến cái "tươi sáng hơn sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ". Thứ ánh sáng của con tàu khác hẳn với ngọn đèn yếu ớt của chị em Liên cũng chẳng giống với "ngọn đèn con của chị Tí, và cái bếp lửa của bác Siêu chiếu sáng". Có lẽ đối diện với hiện thực về bức tranh nơi phố huyện bị sơn một màu của bóng tối, những con người này ao ước được nhìn thấy tất cả mọi thứ một cách sáng rõ hơn. Sự ao ước ấy âm thầm nhưng cháy bỏng, cồn cào mà da diết. Họ cố thức hàng đêm chỉ để có một giây phút trong ngày thoát khỏi cái tù đọng, đơn điệu, nhàm chán đang ăn mòn sự sống nơi đây.

Nhưng sự thật "cái gì đó tươi sáng hơn sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ" chỉ diễn ra trong một cái nháy mắt. Nó đến và đi rồi để lại tất cả chìm vào trong bóng tối tịch mịch u ám. Bao nhiêu con người sống trong sự chờ đợi là bấy nhiêu hoàn cảnh đáng thương. Họ là những kẻ bị động chẳng đủ sức để khiến bản thân thoát ra khỏi bóng tối tù đày. Tất cả họ chỉ có thể trông chờ, háo hức rồi ngẩn ngơ tiếc nuối khi tàu lại lao nhanh vào đêm tối. Họ chẳng thể làm chủ thứ ánh sáng hào nhoáng ấy, chẳng thể giữ lại cho mình khoảnh khắc của sự thay đổi mãi mãi. Khi nhìn thấy chuyến tàu ngày một vắng vẻ, ít khách, một dự cảm buồn đã trào lên trong lòng chị em Liên. Liệu một ngày nào đó, chuyến tàu sẽ chẳng đi qua nơi phố huyện nghèo? Liệu hai chị em có còn kiên nhẫn để mòn mỏi ngày qua ngày mong đợi những chuyến tàu qua. Liệu thứ ánh sáng của tàu mang đến còn mãi hấp dẫn?

Cả truyện ngắn "Hai đứa trẻ" là một bản giao hưởng của bóng tối, chỉ duy nhất nốt cao le lói nơi ánh đèn của đoàn tàu đêm đi qua. Tấm lòng thương cả, nặng trĩu của nhà văn với những thân phận con người nhỏ bé, chênh vênh đang âm thầm tồn tại trong bóng tối khiến chúng ta ít nhiều có những xót xa. Bằng giọng văn mềm mại, nhẹ nhàng, giàu chất thơ và nhạc điệu, tác giả đã buông ra một tiếng thở dài nhưng thấm thía và ám ảnh trong lòng mỗi độc giả.

------------------- HẾT -------------------

Trên đây là chi tiết dàn ý, bài văn mẫu hướng dẫn phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ để chứng minh nhận định về giá trị của tác phẩm trong văn đàn Việt Nam. Ngoài ra, để có thể hiểu thêm về nội dung tác phẩm, có nhiều ý tưởng để triển khai nội dung bài làm, các em có thể tham khảo thêm bài viết: Giới thiệu về Thạch Lam và truyện ngắn Hai đứa trẻ, Lòng nhân ái của Thạch Lam qua truyện ngắn Hai đứa trẻ, Phân tích chất lãng mạn trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam, Phân tích vẻ đẹp tính cách và tâm hồn nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, Phân tích cảnh đợi tàu của hai đứa trẻ...

Hai đứa trẻ là truyện ngắn hay, đặc sắc, trữ tình, viết với giọng văn rất đỗi nhẹ nhàng của nhà văn Thạch Lam. Cùng tham khảo bài mẫu Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ để chứng minh nhận định về giá trị của tác phẩm trong văn đàn Việt Nam dưới đây. Điều này sẽ giúp các em có được nhiều ý tưởng cho bài viết của mình đó.
Mở bài và Kết bài Hai đứa trẻ
Bức tranh phố huyện và tâm trạng nhân vật Liên qua ngòi bút Thạch Lam trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
Phân tích bức tranh đời sống của phố huyện nghèo lúc chiều tối được Thạch Lam miêu tả trong truyện ngắn Hai đứa trẻ và phát biểu cảm nhận của mình
Phân tích bức tranh phố huyện nghèo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
Phân tích Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam
Giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

ĐỌC NHIỀU