Phân tích khổ 6 Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật hay nhất

Đề bài: Phân tích khổ 6 Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Dàn ý và bài văn Cảm nhận khổ 6 Bài thơ về tiểu đội xe không kính siêu hay

Nội dung bài viết:
I. Dàn ý.
II. Đoạn văn mẫu.
III. Bài văn mẫu.

 

I. Dàn ý Cảm nhận khổ 6 Bài thơ về tiểu đội xe không kính ngắn gọn

1. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm.
- Khái quát nội dung khổ 6.
2. Thân bài:
* Nội dung:
- Hình ảnh "Bếp Hoàng Cầm": Quen thuộc, gợi sự sum vầy bên nhau.
- "Dựng giữa trời": sự hiên ngang của người lính lái xe.
- "Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy": sự thân thiết, gắn bó như những người thân trong gia đình.
- "Võng mắc chông chênh đường xe chạy": Giây phút nghỉ ngơi ngắn ngủi.
- "Lại đi, lại đi trời xanh thêm": Niềm tin chiến đấu của những người lính lái xe.
* Nghệ thuật:
- Kết hợp nhuần nhuyễn các biện pháp nghệ thuật:
+ Ẩn dụ.
+ Điệp từ.
- Lời thơ, hình ảnh thơ giản dị, quen thuộc, tạo sự gần gũi.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ.

 

II. Đoạn văn cảm nhận khổ 6 Bài thơ về tiểu đội xe không kính siêu hay:

Qua "Bài thơ về tiểu đội xe không kính", Phạm Tiến Duật đã làm nổi bật bản hùng ca về những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Ở khổ thơ thứ sáu, tác giả giúp cho người đọc cảm nhận được tình đồng đội, đồng chí gắn bó keo sơn. Sau những ngày chạy xe đường dài, người lính dừng lại nghỉ ngơi. "Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời" gợi sự quen thuộc, sum vầy bên nhau của những người lính lái xe. Họ cùng ăn chung bữa cơm gia đình thân mật. Định nghĩa về gia đình của Phạm Tiến Duật thật mới mẻ. Với tác giả, tình cảm những người lính dành cho nhau như một gia đình vậy. Chính những khoảnh khắc nghỉ ngơi bên nhau đó lại giúp họ thấu hiểu nhau hơn, cùng động viên nhau vượt qua những khắc nghiệt của chiến tranh. Sau đó, họ lại tiếp tục hành trình của mình. "Lại đi, lại đi" gợi hình ảnh những chiếc xe vẫn không ngừng tiến về phía trước mặc cho bao gặp phải bao nhiêu khó khăn đi chăng nữa. "Trời xanh thêm" là màu xanh của hòa bình, tự do. Những người lính lái xe tin rằng chỉ cần họ cố gắng vững chắc tay lái thì chắc chắn một ngày mai sẽ mang lại mùa xuân xanh cho Tổ quốc. Bằng việc sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ và điệp ngữ, tác giả đã giúp chúng ta cảm nhận được tình đồng đội gắn bó của những người lính trong chiến tranh. Họ cùng đoàn kết để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù, mang lại độc lập, tự do cho đất nước.

------------------------------

Để tìm hiểu chi tiết hơn về văn bản, các em có thể tham khảo thêm các nội dung khác trong văn mẫu lớp 9 của Taimienphi.vn như: Phân tích khổ cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phân tích 3 khổ thơ cuối trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

Top bài văn Viết đoạn văn khó 7 Bài thơ về tiểu đội xe không kính siêu hay

 

III. Bài văn Phân tích khổ thơ thứ 6 Bài thơ về tiểu đội xe không kính hay nhất:

Phạm Tiến Duật là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tiêu biểu trong các sáng tác của ông phải kể đến "Bài thơ về tiểu đội xe không kính". Bằng những vần thơ độc đáo, tác giả đã khắc họa thành công hình ảnh những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Đặc biệt, ở khổ thơ 6, tác giả đã cho người đọc cảm nhận tình đồng đội, đồng chí gắn bó keo sơn:

Những người lính không chỉ đồng cam cộng khổ trong chiến đấu mà còn gắn bó với nhau trong những sinh hoạt đời thường

"Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy"

Đoạn thơ này giúp chúng ta hình dung cảnh sinh hoạt của những người lính lái xe trong thời chiến. Họ cùng nhau quây quần bên bếp Hoàng Cầm và ăn bữa cơm. Cách định nghĩa về hai chữ "gia đình" của nhà thơ Phạm Tiến Duật thật đặc biệt và có chút hóm hỉnh. Người lính cùng chung bát, chung đũa, ăn cùng nhau một bữa cơm là đã có thể coi nhau như anh em thân thiết trong nhà. Qua đây, tác giả như muốn nhấn mạnh tình đồng chí cũng keo sơn, gắn bó.

Sang đến hai câu thơ tiếp theo:

"Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm"

Với hình ảnh "Võng mắc chông chênh đường xe chạy", người đọc có thể cảm nhận được điều kiện khó khăn mà người lính lái xe phải trải qua. Đó là những giấc ngủ tạm bợ ở rừng với chiếc võng được mắc "chông chênh". Sau những phút giây nghỉ ngơi ngắn ngủi đó, họ lại tiếp tục lái xe tiến về phía trước. Câu thơ "Lại đi, lại đi trời xanh thêm" đã sử dụng nghệ thuật điệp ngữ và ẩn dụ. Điệp từ "lại đi" trong câu thơ để gợi tả nhịp sống và chiến đấu rất mạnh mẽ của người lính. Dường như không có một sức mạnh tàn bạo nào có thể ngăn cản tinh thần của người lính lái xe. Hình ảnh 'trời xanh thêm" ẩn dụ chỉ hòa bình, độc lập và niềm tin chiến thắng. Những người lính luôn tin rằng chỉ cần họ cố gắng chiến đấu hết mình thì sẽ có một ngày bầu trời sẽ thêm xanh, hòa bình sẽ đến với đất nước. Tinh thần này của người chiến sĩ khiến ta nhớ đến những vần thơ của Tố Hữu:

"Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước

Mà lòng phơi phới dậy tương lai".

Dù là trong thơ Tố Hữu hay thơ Phạm Tiến Duyệt ta đều cảm nhận được ý chí chiến đấu hết mình của người lính. Chính sự quyết tâm của họ đã làm nên hòa bình cho đất nước.

Bằng những hình ảnh thơ sôi nổi, tràn đầy nhiệt huyết, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã mang đến cho người đọc những cảm nhận về tình đồng đội, đồng chí gắn bó keo sơn. Mặc dù chiến tranh đã lùi xa nhưng hình ảnh những người lính vẫn sẽ còn sống mãi. Họ chính là tiêu biểu cho một thế hệ anh hùng, dám bỏ lại hạnh phúc cá nhân để chiến đấu giành lại độc lập, tự do cho Tổ Quốc.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Qua khổ 6 bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính", nhà thơ Phạm Tiến Duật đã giúp người đọc cảm nhận rõ về tình đồng đội gắn bó trong cuộc chiến. Thông qua bài văn mẫu, Viết đoạn văn khổ 6 Bài thơ về tiểu đội xe không kính này, các em có thể làm bài dễ dàng.

Bài thơ về tiểu đội xe không kính là tác phẩm tiêu biểu viết về người lính trên tuyến đường Trường Sơn. Để có thêm nhiều cảm nhận về hình ảnh người lính, các em có thể tham khảo bài Phân tích khổ 6 Bài thơ về tiểu đội xe không kính trên Taimienphi.vn nhé!
Phân tích khổ 5, 6 Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật hay, ngắn gọn
Phân tích khổ cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật hay nhất
Đoạn văn cảm nhận khổ 3, 4 Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật hay nhất
Vẻ đẹp người lính trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Phân tích hình tượng chiếc xe không kính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Dàn ý phân tích hình tượng chiếc xe không kính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính

ĐỌC NHIỀU