Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Đời thừa

Đề bài: Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Đời thừa

Bài văn mẫu Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Đời thừa

Bài mẫu: Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Đời thừa

Trước cách mạng tháng tám văn chương của Nam Cao đi vào hai đề tài chủ yếu đó là người nông dân và người trí thức trong xã hội cũ, đặc biệt vốn là một nhà văn nên đề tài về người tri thức phải nói chính là sở trường của Nam Cao. Và Đời thừa là một trong những tác phẩm thành công nhất khi tác giả viết về đề tài người tri thức với nhiều giá trị nhân đạo và nghệ thuật sâu sắc.

Phân tích nhan đề tác phẩm để hiểu được nội dung của câu chuyện, thì Đời thừa có nghĩa là cuộc sống vô ích, vô tích sự, đời không cần đến, mà ở đây đối với nhân vật Hộ ấy là văn chương không cần đến anh. Đời thừa là một tác phẩm mang tính luận đề, có tính tư tưởng mà qua đó tác giả có thể trình bày những quan điểm của mình về nghệ thuật, về nhân sinh. Ngoài những quan điểm về văn chương của tác giả thì giá trị nhân đạo của tác phẩm là một phần rất trọng tâm của tác phẩm, bởi nó xuyên suốt cả câu chuyện, đem đến cho độc giả những cái nhìn mới và chân thực về nghệ thuật "vị nhân sinh" của Nam Cao.

Đầu tiên truyện ngắn Đời thừalên án xã hội cũ vô nhân đạo đã tước đi ý nghĩa cảu cuộc sống và ngấm ngầm hủy hoại đi nhân cách của con người. Điều ấy thể hiện rõ nhất trong nhân vật Hộ, vốn là một con người muốn sống có ích, có hoài bão và ước mơ lớn lao về văn chương nhưng vì cuộc sống đưa đẩy vì cơm áo gạo tiền mà phải từ bỏ đi cái suy nghĩ thuở ban sơ, lao vào viết những thứ văn chương nhạt nhẽo, không có giá trị. Nhân vật Hộ từ một con người với chí khí hăng hái bừng bừng tưởng sẽ làm nên chuyện cuối cùng lại rơi vào bước đường khổ sở, trở thành một kẻ thừa trong chính mộng ước mà anh gầy dựng bấy lâu nay. Hơn thế nữa Hộ vốn là một chàng trai nhân hậu và tốt bụng biết bao khi sẵn sàng cưu mang một người phụ nữ lầm lỡ bị tình nhân ruồng bỏ, lại có con riêng, rồi nhận làm vợ, trong khi đó ngoài kia đang có biết bao người nhìn vào và khinh bỉ cô. Thế nhưng cái tình thương, tình yêu, lòng trắc ẩn của một người đàn ông nó cũng không đủ để thắng được cái nghiệt ngã của cuộc sống, từ một người cha người chồng thương yêu vợ con, anh dần bỏ bê, rồi rơi vào những cuộc say đến mất lý trí, đến mức đánh và đuổi cả người vợ tội nghiệp ra ngoài. Tất cả những bi kịch trên đều xuất phát từ một chữ "tiền" và văn chương trong xã hội ấy cũng chẳng đáng giá hay được coi trọng là mấy, người ta đọc văn, đọc báo cốt chỉ để mua vui chứ có hơi sức đâu mà tìm tòi nghiên cứu mà thấm nhuần cái nghĩa lý bên trong. Cứ như thế những tác phẩm chân chính dần dà biến mất và thay vào đó là những thứ văn chương đến chính chủ còn phải xấu hổ đỏ mặt, chỉ muốn xé đi cho khuất mắt. Đấy chính là nguồn cơn của bi kịch cuộc đời Hộ.

Thứ hai, với truyện ngắn Đời thừa Nam Cao còn phát hiện và khẳng định cái cuộc đấu trnah tinh thần đầy cam go, sự thức tỉnh của lương tâm trong người trí thức chân chính, để từ đó vươn lên một cuộc sống đàng hoàng xứng đáng hơn. Nam Cao luôn có một niềm tin vững chắc vào tâm hồn của những người làm tri thức, ta có thể thấy rằng trong tác phẩm của ông thường xuất hiện những giọt nước mắt, ấy là giọt nước mắt của sự ân hận, hối lỗi. Những người tri thức trong tác phẩm của Nam Cao, ít nhiều đều phạm những lỗi lầm riêng biệt có thể là chuyện trái lương tâm đạo đức hoắc bất nghĩa nào đó mà nguồn cơn là bị xã hội vô nhân đạo kể trên bức ép đến đường cùng. Một khi nhận ra sai lầm, họ thường khóc, những giọt nước mắt ấy được Nam Cao ví cho một cái tên rất hay "giọt châu của loài người", đó là dấu hiệu sâu sắc nhất thể hiện lương tâm người tri thức vẫn còn đó và nó đã chiến thắng được những suy nghĩ xấu xa đang ám đen nhân cách của con người.Trong tác phẩm, cuối truyện Hộ đã khóc, khóc "nức nở, khóc như thể không ra tiếng khóc", hẳn anh đã phải đấu tranh và giành xé tâm can lắm, thì những giọt nước mắt cảu anh mới đau đớn đến xót xa như vậy. Nhưng cũng chính những giọt nước mắt này đã giúp Hộ thanh lọc tâm hồn, kịp thời giữ Hộ lạ trước bờ vực của sự sã ngã bê tha, dánh mất đi cái bản tính lương thiện nguyên sơ của mình.

Gía trị nhân đạo thứ ba của tác phẩm, ấy là dường như Nam Cao cũng đang hướng tới giải quyết những bi kịch của lớp trí thức bằng một cái giải pháp xã hội, làm sao cho một người trí thức chân chính có thể sống có ích và sống được bằng chính những tác phẩm tâm huyết của mình, được sống đúng với nhân cách, sống trong tình thương yêu trong một xã hội phi nhân tính. Để làm được điều ấy, chúng ta buộc phải thay đổi hoàn cảnh, chỉ khi sống trong một xa hội nhân đạo thì người trí thức mới có thể hoàn toàn được sống và làm việc đúng với bản ngã lương tâm của mình, tạo ra những tác phẩm có giá trị cho xã hội.

Đời thừa là một truyện ngắn xuất sắc, nó đã vượt qua mọi rào cản và giới hạn để tiến tới là tác phẩm của loài người, bởi những giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc ẩn chứa bên trong một tác phẩm, thông qua nhân vật cụ thể. Đồng thời càng khẳng định tài năng của Nam Cao trong việc xây dựng cốt truyện với tất cả những kết tinh trong quan điểm nghệ thuật của ông mà đi đầu ấy là quan niệm nghệ thuật vị nhân sinh.

Xem thêm các bài văn mẫu phân tích, soạn bài tác phẩm Đời thừa trên Taimienphi.vn

Truyện ngắn Đời thừa là tác phẩm văn học nổi bật trong ngữ văn lớp 11, ngoài bài làm văn Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Đời thừa, học sinh và thầy cô giáo có thể tham khảo thêm những bài làm văn khác như Phân tích nhân vật Từ trong truyện ngắn Đời thừa , Cảm nhận tác phẩm Đời thừa, Phân tích nghệ thuật của Đời thừa, Phân tích nhân vật Từ trong truyện ngắn Đời thừa, hay cả các phần Soạn bài Đọc thêm: Đời thừa các bạn hãy cùng tham khảo để ứng dụng cho quá trình học tập đạt kết quả tốt nhất.

Đời thừa là bức tranh hiện thực phản ánh rõ nét nhất đời sống khốn khổ, tù túng của tầng lớp trí thức nói riêng lúc bấy giờ được tạo nên từ ngòi bút tài hoa, tấm lòng nhân đạo nhân văn sâu sắc của tác giả Nam Cao, các em phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Đời thừa để làm rõ điều này.
Phân tích nhân vật Thuý Kiều để làm nổi bật giá trị nhân đạo của Truyện Kiều
Bài văn Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ hay nhất
Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa
Phân tích nghệ thuật của Đời thừa
Qua cuộc đời hai nhân vật Mị và A Phủ, hãy làm rõ giá trị hiện thực nhân đạo
Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo của Vợ chồng A Phủ

ĐỌC NHIỀU