Phân tích cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về trong Cảnh ngày xuân

Đề bài: Em hãy phân tích cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về trong Cảnh ngày xuân, trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý
II. Bài văn mẫu

Phân tích cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về trong Cảnh ngày xuân
 

I. Dàn ý Phân tích cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về trong Cảnh ngày xuân (Chuẩn)

1. Mở bài

- Không chỉ có tài năng đặc biệt trong việc tả người, mà trong tả cảnh Nguyễn Du cũng thể hiện ông là một bậc kỳ tài.
- Điều đó thể hiện qua đoạn trích Cảnh ngày xuân, đặc biệt ở 6 câu thơ cuối, không chỉ tả cảnh mà Nguyễn Du còn mượn cảnh để diễn tả lòng người.

2. Thân bài

* Vị trí, chủ đề đoạn trích:
- Cảnh ngày xuân là đoạn trích nối tiếp ngay sau đoạn trích tả tài, sắc của chị em Thúy Kiều.
- Đoạn trích tả cảnh du xuân của chị em Thúy Kiều trong tiết Thanh Minh, cũng trong đoạn trích này số phận của nàng Thúy Kiều cũng phần nào được dự đoán, đồng thời là tiền đề cho cuộc gặp gỡ của Thúy Kiều với mộ Đạm Tiên, với Kim Trọng, bắt đầu một mối tình đẹp nhưng ngang trái...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về trong Cảnh ngày xuân tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về trong Cảnh ngày xuân (Chuẩn)

Nguyễn Du vốn là một thiên tài nghệ thuật trong việc tả người với bút pháp ước lệ tượng trưng, với tài năng ấy, nhà thơ đã dựng lên đầy sinh động bức chân dung chị em Thúy Kiều, thật sự là mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười, khiến độc giả phải cảm thán không thôi. Trong một đoạn trích khác, tài năng miêu tả của Nguyễn Du lại càng được nhấn mạnh, nhưng không phải tả người mà là biệt tài tả cảnh với những vần thơ rất hài hòa sống động, tựa như khung cảnh mùa xuân đang thực sự hiện ra trước mắt. Nghệ thuật tả cảnh đặc sắc như vậy ta sẽ được thấy trong đoạn trích Cảnh ngày xuân.

Cảnh ngày xuân là đoạn trích nối tiếp ngay sau đoạn trích tả tài, sắc của chị em Thúy Kiều. Đoạn trích tả cảnh du xuân của chị em Thúy Kiều trong tiết Thanh Minh, cũng trong đoạn trích này số phận của nàng Thúy Kiều cũng phần nào được dự đoán, đồng thời là tiền đề cho cuộc gặp gỡ của Thúy Kiều với mộ Đạm Tiên, với Kim Trọng, bắt đầu một mối tình đẹp nhưng ngang trái.

Đoạn trích giống như một bức tranh với những gam màu sáng, nhưng lạnh tả sắc thiên nhiên, cảnh người du xuân, thể hiện trình độ bậc thầy trong tả cảnh của đại thi hào Nguyễn Du. Đoạn trích gồm 3 phần, đầu tiên là bức tranh phong cảnh thiên nhiên ngày xuân, phần thứ hai là cảnh lễ hội ngày xuân, cuối cùng ấy là cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về. Trong đó có lẽ phần cuối là một phần khá đặc sắc, trong đó có bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du, cảnh ngày xuân đang tươi vui bỗng chuyển màu buồn vì những nỗi vấn vương, nỗi băn khoăn khó hiểu của lòng người.

"Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang"

Trong đoạn trích này, cảnh sắc nhuộm một nỗi buồn man mác, lúc này đây, đã là buổi chiều tà "bóng ngả về tây", cảnh hội đã tàn, người cũng đã tan, không đâu vui bằng cảnh hội, cũng chẳng đâu buồn bằng cảnh hội tan. Chị em Kiều mang trong lòng một nỗi buồn, nỗi hụt hẫng bởi ngày xuân chóng tàn, mặt trời nhanh xuống núi, chính vì lòng người buồn thế nên cảnh sắc xung quanh cũng chẳng thể nào vui cho được. Những hình ảnh "tiểu khê", "dòng nước uốn quanh", "dịp cầu nho nhỏ", đều được Nguyên Du thu nhỏ lại, mang một vẻ man mác, dịu dàng, thêm màu nắng nhàn nhạt chiều tà, người ta lại càng cảm nhận nhân được cái thanh, cái trầm lắng của cảnh vật và hơn cả đó chính là nỗi buồn bã, trầm tư đọng trong lòng người. Bởi trước những cảnh vật ấy, con người lại càng thấy mình trở nên nhỏ bé, lạc lõng và cô đơn hơn cả, đặc biệt là Kiều vốn là người đa sầu đa cảm thì nàng lại càng thêm thấm thía điều ấy.

Đặc biệt trong đoạn thơ, còn có sự xuất hiện của một loạt các từ láy như "tà tà", "thơ thẩn", "thanh thanh", "nao nao", đó chính là sự xáo trộn, sự khuấy động âm ỉ trong lòng người, tuy lặng lẽ và im ắng nhưng lại để lại nhiều cảm xúc, khiến người ta dễ nghĩ ngợi vẩn vơ, bởi những bâng khuâng, vấn vương về cảnh xuân đã tàn, những nỗi buồn man mác vì thấy cảnh "tro tàn giấy bay". Trong đoạn thơ có một cảnh tả hành động của Thúy Kiều và Thúy Vân, "Chị em thơ thẩn dan tay ra về", đó là sự kết nối tâm linh tương thông của hai chị em, cái "dang tay" ở đây có thể là cái nắm tay, cái dắt tay thân thiết, cùng chia sẻ tâm trạng, nỗi buồn với nhau mà không cần một từ ngữ nào cả. Nhịp thơ chậm đều dàn trải, càng nhấn mạnh mỗi buồn man mác, gợi một không gian yên ắng cho nỗi buồn ấy được bao trùm khắp cả cảnh sắc, cả con người.

Người buồn khiến cảnh cũng nhuốm màu buồn thêm câu thơ kết đoạn "Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang", dường như có một nhịp ngắt, cái "bắc ngang" ấy là dự đoán một tương lai đầy trái ngang, ắt gặp những trắc trở khó khăn của Thúy Kiều. Nếu đọc thật kỹ và ngẫm lại, thì cuộc đời Kiều tựa như đoạn trích Cảnh ngày xuân vậy, nàng có một khởi đầu rất tươi sáng, vui vẻ, nhưng càng về sau càng buồn dần, dẫn đến kết cục bế tắc, đoạn trường.

Đoạn trích Cảnh ngày xuân là một đoạn trích hay, thể hiện tài năng kiệt xuất của đại thi hào Nguyễn Du, ông không chỉ có tài năng miêu tả người với bút pháp ước lệ mà với cảnh vật tài năng của ông ở phương diện này cũng chẳng hề thua kém, từng vần thơ như được thổi thêm hồn, dần trở nên sống động, tươi đẹp như một bức tranh phong cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ. Thêm vào đó ở phần sau bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc trưng thường xuất hiện trong thơ Nguyễn Du cũng được đưa vào càng làm nổi bật tâm trạng con người, không cần một lời nói một dáng điệu cử chỉ nào của nhân vật, ta cũng cảm nhận được lòng nhân vật ấy đang chất chứa những nỗi buồn sâu thẳm. Đoạn thơ cũng là một dấu khởi đầu, báo hiệu về cuộc đời đầy biến động và đau khổ của Kiều suốt về sau, tiếc thương cho một nàng giai nhân đa sầu đa cảm, nhưng phận mỏng, mệnh bạc...

---------------HẾT--------------

Cảnh chị em Thúy Kiều trở về cũng là đoạn thơ đặc sắc thể hiện được tài năng miêu tả của Nguyễn Du đồng thời bộc lộ được tâm trạng của chị em Thúy Vân, Thúy Kiều sau buổi du xuân, để có những cảm nhận chi tiết, bên cạnh bài Phân tích cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về trong Cảnh ngày xuân trên đây, các em có thể tìm hiểu thêm: Phân tích sáu câu thơ cuối trong đoạn trích Cảnh ngày xuân, Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong Cảnh ngày xuân, Cảm nhận bốn câu thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân, Phân tích nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong Cảnh ngày xuân

Để hoàn thiện bức tranh mùa xuân trong tiết thanh minh của Truyện Kiều, bên cạnh việc tìm hiểu khung cảnh thiên nhiên tươi sáng, căng tràn sức sống trong buổi sáng mùa xuân, các em không nên bỏ qua bài Phân tích cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về trong Cảnh ngày xuân dưới đây. Bài văn mẫu sẽ giúp các em có những cảm nhận chân thực về bức tranh mùa xuân khi chiều tà và tâm trạng của chị em Thúy Kiều, Thúy Vân khi trở về.
Phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân
Phân tích sáu câu thơ cuối trong đoạn trích Cảnh ngày xuân
Dàn ý phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân
Soạn bài Cảnh ngày xuân
Sự vận động của cảnh thiên nhiên và tâm trạng của con người trong đoạn trích Cảnh ngày xuân và Kiều ở lầu Ngưng Bích
Dàn ý phân tích vẻ đẹp của Thuý Vân và Thuý Kiều trong đoạn trích Chị em Thuý Kiều

ĐỌC NHIỀU