Phân tích bài thơ hai-cư của Issa: Chậm rì, chậm rì/ Kìa con ốc nhỏ/ Trèo núi Phu-gi

Phân tích bài thơ hai-cư: Chậm rì, chậm rì/ Kìa con ốc nhỏ/Trèo núi Phu-gi

Phân tích bài thơ Chậm rì, chậm rì Kìa con ốc nhỏ leo đỉnh Fuji


I. Dàn ý Phân tích bài thơ hai-cư: Chậm rì, chậm rì/ Kìa con ốc nhỏ/ Trèo núi Phu-gi

1. Mở đoạn:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và ý kiến khái quát về bài thơ.
2. Thân đoạn:
* Nội dung:
- Suy ngẫm của tác giả về hành trình chinh phục ước mơ của con người.
+ Hình ảnh trung tâm: "con ốc sên" gợi ra sự nhỏ bé, chậm chạp.
+ Hình ảnh đối lập giữa "ốc sên" và "núi Phu-gi" tượng trưng cho hình ảnh của con người đang trên đường đi đến vinh quang.
* Nghệ thuật:
+ Dung lượng ngắn.
+ Hình ảnh thiên nhiên thân thuộc.
+ Ngôn từ cô đọng, giàu ý nghĩa.
3. Kết đoạn:
- Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ.


II. Đoạn văn mẫu phân tích bài thơ của Issa:.

1. Đoạn văn mẫu phân tích bài thơ hai-cư Chậm rì, chậm rì - mẫu số 1:

Đọc bài thơ "Chậm rì, chậm rì/ Kìa con ốc nhỏ/ Trèo núi Phu-gi", em vô cùng ấn tượng với hành trình chinh phục đỉnh núi của chú ốc nhỏ. Nhà thơ đặc biệt mô tả trạng thái di chuyển của chú ốc sên trong dòng thơ đầu tiên "chậm rì, chậm rì". Chú ốc bé chậm chạp "Trèo núi Phu-gi". Lấy hình ảnh con ốc sên làm hình tượng trung tâm, nhà thơ muốn gửi đến độc giả bài học về hành trình vươn đến ước mơ. Dẫu biết sức lực của con người có giới hạn nhưng chúng ta cần nỗ lực không ngừng. Bằng thể thơ ngắn gọn, hình ảnh thiên nhiên quen thuộc, gần gũi, nhà thơ Ít-sa đã thể hiện những suy ngẫm sâu xa về cuộc đời.

Phân tích bài thơ hai-cư: Chậm rì, chậm rì/ Kìa con ốc nhỏ/ Trèo núi Phu-gi
 

2. Đoạn văn mẫu phân tích chi tiết bài thơ Chậm rì, chậm rì - mẫu số 2:

Bài thơ "Chậm rì, chậm rì/ Kìa con ốc nhỏ/ Trèo núi Phu-gi" đã gợi cho em liên tưởng về hành trình chinh phục đỉnh cao của con người. Ngay từ dòng thơ đầu tiên, nhà thơ Ít-sa đã mô tả đặc điểm của loài ốc "Chậm rì, chậm rì". Hình ảnh con ốc nằm trong thế đối lập với ngọn núi Phu-gi khi một bên thì nhỏ bé chậm chạm còn bên kia thì lớn lao, kỳ vĩ. Chú ốc nhỏ di chuyển chậm chạp trong khi ngọn núi vẫn đứng yên. Con ốc không chỉ mang nghĩa tả thực mà còn tượng trưng cho những khả năng có hạn của con người. Dẫu khó khăn nhiều như độ cao của ngọn núi thì chúng ta vẫn phải kiên trì, cố gắng vươn lên. Bằng câu thơ bốn chữ ngắn gọn cùng hình ảnh giản dị, gần gũi, nhà thơ Ít-sa đã bày tỏ những triết lý, suy ngẫm sâu xa về cuộc đời.

3. Đoạn văn mẫu phân tích bài thơ Chậm rì, chậm rì - mẫu số 3:

Nhà thơ Ít-sa trong bài thơ "Chậm rì, chậm rì/ Kìa con ốc nhỏ/ Trèo núi Phu-gi" đã thể hiện những suy tư về cuộc sống. Từ hình ảnh quen thuộc là chú ốc nhỏ, tác giả đem đến cho người đọc bài học về hành trình đi đến thành công. Trong khi ốc sên bé xíu, chậm chạp thì ngọn núi Phu-gi lại vô cùng lớn lao, kỳ vĩ. Loài vật này ẩn dụ cho những giới hạn của con người. Chẳng ai có thể biết hết mọi điều trong cuộc sống nhưng quan trọng chúng ta không bao giờ bỏ cuộc và phấn đấu đi lên bằng sức lực, trí tuệ của bản thân. Bài thơ tuy ngắn gọn song hình ảnh thơ quen thuộc, gần gũi đã góp phần thể hiện quan niệm của nhà thơ cũng như tạo ra không gian để độc giả có thể bước vào và khám phá những trường nghĩa khác nhau.

.....................................................HẾT................................................

Hi vọng qua đoạn văn mẫu phân tích bài thơ hai-cư của issa, các em đã có thêm ý tưởng và kĩ năng viết đoạn văn phân tích một văn bản thơ. Ngoài bài viết trên, em có thể tham khảo thêm bài văn mẫu lớp 10 khác như:
- Phân tích bài thơ hai-cư: Trên cành khô/ Cánh quạ đậu/ chiều thu
- Phân tích bài thơ hai-cư:Ôi hoa triêu nhan!/Dây gàu vương hoa bên giếng/Đành xin nước nhà bên

3 đoạn văn mẫu phân tích bài thơ hai-cư của Issa: Chậm rì, chậm rì/ Kìa con ốc nhỏ/ Trèo núi Phu-gi trong Ngữ văn 10, học kì I sẽ mang đến những gợi ý bổ ích, giúp các em viết bài hiệu quả hơn.
Link tải Sách giáo khoa lớp 4 Kết nối tri thức PDF
Giải bài tập trang 65 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Toán lớp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống

ĐỌC NHIỀU