Nghị luận xã hội về tầm quan trọng của việc học

Đề bài: Nghị luận xã hội về tầm quan trọng của việc học

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Nghị luận xã hội về tầm quan trọng của việc học


I. Dàn ý Nghị luận xã hội về tầm quan trọng của việc học

1. Mở bài

Nghị luận về tầm quan trọng của việc học: Nhà bác học Lênin đã từng nói "Học, học nữa, học mãi", qua câu nói của ông chúng ta đã ngầm hiểu được tầm quan trọng của việc học và sự gắn bó mật thiết giữa việc học tập với cuộc sống của con người

2. Thân bài

- Giải thích học là gì?: "Việc học" hay chính là "học tập", "học hành" hay "học hỏi", nói chung đây là một quá trình tiếp thu, thu nhận, bổ sung và trau dồi những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị và nhận thức mới mẻ.
- Tầm quan trọng của việc học:
+ Đối với cá nhân: Học tập giúp cá nhân con người hòa nhập với cộng đồng và giao lưu với xã hội, việc trau dồi kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm trong quá trình học tập sẽ giúp cho mọi công việc đạt được hiệu quả cao
+ Đối với xã hội: Tri thức là tiền đề quan trọng nhất để sống trong kỉ nguyên số, có tri thức giống như người đi trong đêm tối mà có đèn soi sáng...(Còn tiếp)

>> Xem Dàn ý Nghị luận xã hội về tầm quan trọng của việc học đầy đủ tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Nghị luận xã hội về tầm quan trọng của việc học

Nhà bác học Lênin đã từng nói "Học, học nữa, học mãi", qua câu nói của ông, chúng ta đã ngầm hiểu được tầm quan trọng của việc học và sự gắn bó mật thiết giữa việc học tập với cuộc sống của con người. Hay trong câu thành ngữ "Bộ lông làm đẹp con công, học vấn làm đẹp con người", chúng ta càng phải nhận thức sâu sắc hơn về vai trò và tầm quan trọng của việc học. Coi trọng việc học chính là coi trọng cuộc sống của chúng ta.

Trước hết, chúng ta cần hiểu "việc học" ở đây cụ thể là "công việc" như thế nào. "Việc học" hay chính là "học tập", "học hành" hay "học hỏi", nói chung đây là một quá trình tiếp thu, thu nhận, bổ sung và trau dồi những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị và nhận thức mới mẻ. Có thể nói, đây là một khả năng bẩm sinh, vốn có thuộc sở hữu của không chỉ riêng loài người, liên quan đến nhiều những thông tin khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích học tập của mỗi người. Học tập được coi là một quá trình, quá trình này có thể bài bản hoặc đơn sơ và không bắt buộc, bởi việc học tập là một phần của giáo dục và phát triển cá nhân. Tuy nhiên ngày nay, việc học tập đối với mỗi con người và mỗi xã hội đã tiến tới bắt buộc, bởi con người và xã hội nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.

Lịch sử nhân loại trải qua hàng nghìn năm đã để lại và lưu truyền cho các thế hệ sau, để có thể tiếp tục tiếp thu và lưu truyền tinh hoa trí tuệ đó chúng ta phải đi theo con đường học tập. Ngay từ nhỏ, chúng ta đã được học, đó là học ăn, học nói, học đi... lớn hơn chúng ta học thêm các kiến thức khoa học - nhân văn - xã hội, học về các mối quan hệ xã hội. Ở Việt Nam, người học sinh trải qua 12 năm học phổ thông, 3 - 6 năm trung cấp, cao đẳng và đại học rồi học các học vị thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư... Nhìn chung dù học ở cấp độ nào cũng có tầm quan trọng nhất định. Học tập giúp cá nhân con người hòa nhập với cộng đồng và giao lưu với xã hội, việc trau dồi kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm trong quá trình học tập sẽ giúp cho mọi công việc đạt được hiệu quả cao, ngày càng cải tiến hiện đại và không bị lạc hậu vói thời đại. Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa với những tiến bộ không ngừng của khoa học kĩ thuật, sức mạnh của con người chính là tri thức, mà tri thức chỉ có thể có được bằng cách học tập không ngừng nghỉ. Tri thức là tiền đề quan trọng nhất để sống trong kỉ nguyên số, có tri thức giống như người đi trong đêm tối mà có đèn soi sáng. Quá trình học không chỉ mang lại cho con người tri thức, kĩ năng và kinh nghiệm mà còn rèn giũa nhân cách, phẩm chất đạo đức con người. Học để biết được điều hay lẽ phải, học để biết phân biệt phải - trái, đúng - sai trong các mối quan hệ xã hội, và học để có thể thấu hiểu cái lí - cái tình, những quy luật trong xã hội. Một xã hội có học tập là một xã hội văn minh, tiên tiến, có nền tảng và có động lực để phát triển.

Giả định như con người không học tập, thứ nhất là sẽ không thể tiếp thu và lưu truyền được những tinh hoa tri thức của nhân loại hàng ngàn năm, con người sẽ mãi sống trong thời tiền sử, không phát triển và không có xã hội loài người như bây giờ. Con người không học tập sẽ trở thành người lạc hậu, tách biệt với xã hội và không thể đóng góp cho xã hội. Giống như tình trạng một số công ty, xí nghiệp ở nước ta đòi hỏi bằng tốt nghiệp trung học phổ thông đối với các công nhân. Đòi hỏi ấy là thiết thực và phù hợp với yêu cầu công việc, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Tuy nhiên, vẫn biết việc học là quan trọng nhưng vẫn có những thành phần chưa nhận thức được tầm quan trọng đó, nhiều em học sinh bỏ học, chán học và không muốn đi học, chỉ thích đi chơi, giao du với các đối tượng xấu đi vào con đường tệ nạn. Những kẻ đó không chỉ không có tri thức mà còn mất đi nhân cách trở thành gánh nặng cho gia đình và nguy hại cho xã hội. Tri thức là vô tận, việc học không bao giờ là muộn và không bao giờ thừa, chỉ sợ chúng ta không muốn học mà thôi. Bản thân những người học sinh chúng ta phải cố gắng và nỗ lực học tập hơn nữa, không chỉ tiếp thu kiến thức trên ghế nhà trường mà cả ở ngoài xã hội, cố gắng hoàn thiện bản thân và giúp ích cho xã hội, đừng để lãng phí những cơ hội được học tập bởi rồi khi chúng ta có hối hận cũng không còn kịp nữa.

Như vậy, có thể khẳng định rất rõ ràng rằng việc học có tầm quan trọng rất lớn đối với con người, nó là tiền đề quyết định đến sự tồn tại, hòa nhập và phát triển của con người trong xã hội. Cần phải nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày cao của đất nước, xã hội trong những giai đoạn mới.

--------------------HẾT-----------------------

Bài Nghị luận xã hội về tầm quan trọng của việc học đã giúp các em hiểu được vai trò của việc học trong việc mở rộng vốn hiểu biết và hoàn thiện bản thân của con người. Cùng viết về chủ đề học tập, Thuthuat.Taimienphi.vn còn giới thiệu đến các em rất nhiều tài liệu học tập hữu ích khác như: Nghị luận về câu tục ngữ Tiên học lễ, Hậu học văn, Nghị luận câu: Học, học nữa, học mãi của Lê-nin, Nghị luận xã hội: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình, Nghị luận xã hội Học để làm gì?

Học không chỉ làm giàu có thêm cho vốn hiểu biết mà còn là hành trang quan trọng để chúng ta bước vào đời. Các bạn hãy cùng chúng tôi nghị luận xã hội về tầm quan trọng của việc học để hiểu hơn về giá trị của việc học đối với cuộc sống của con người nhé!
Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính tôn trọng kỉ luật
Nghị luận xã hội về chữ nhẫn
Dàn ý nghị luận xã hội về sự sẻ chia trong cuộc sống
Nghị luận xã hội về kĩ năng sống
Dàn ý nghị luận xã hội Nêu vai trò của sách
Dàn ý nghị luận xã hội Đi một ngày đàng, học một sàng khôn

ĐỌC NHIỀU