Nghị luận về Thành lập một câu lạc bộ đọc sách trong nhà trường: nên hay không nên?

Đề bài: Nghị luận về Thành lập một câu lạc bộ đọc sách trong nhà trường: nên hay không nên?

Nghị luận Thành lập một câu lạc bộ đọc sách trong nhà trường: nên hay không nên hay nhất

Nghị luận về Thành lập một câu lạc bộ đọc sách trong nhà trường: nên hay không nên thuộc chủ đề Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống Ngữ văn 6
 

I. Dàn ý bài Nghị luận về Thành lập một câu lạc bộ đọc sách trong nhà trường: nên hay không nên?

1. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Nên hay không nên thành lập một câu lạc bộ đọc sách trong nhà trường.
- Nêu ý kiến, quan điểm của bản thân: Việc thành lập câu lạc bộ đọc sách trong trường là điều nên làm.
2. Thân bài: Lần lượt nêu những lí lẽ cụ thể và chứng minh:
- Câu lạc bộ đọc sách giúp học sinh củng cố, rèn luyện những kiến thức trên lớp:
+ Hoạt động nghiên cứu, thuyết trình, giới thiệu những cuốn sách liên quan đến các bài học chính khóa sẽ giúp củng cố và nâng cao kiến thức cho học sinh.
+ VD: Việc nghiên cứu và thuyết trình về một cuốn sách giúp cho học sinh rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận, thuyết minh,...
- Câu lạc bộ đọc sách giúp kết nối, chia sẻ đam mê, lan tỏa và rèn luyện cho học sinh về văn hóa đọc:
+ Được giao lưu, tiếp xúc với các học sinh khác trong trường.
+ Có cơ hội gần gũi hơn với thầy cô trong trường.
+ Những hoạt động thường xuyên như điểm sách, các cuộc thi viết bài cảm nhận, thiết kế bìa sách,... sẽ giúp lan tỏa tình yêu sách đối với mọi người.
- Câu lạc bộ đọc sách giúp học sinh hình thành và rèn luyện thêm những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống:
+ Qua các hoạt động được tổ chức, học sinh có cơ hội tự làm việc, nghiên cứu, từ đó phát triển bộ kĩ năng mềm.
+ VD: kĩ năng tìm kiếm và chọn lọc thông tin, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng tổ chức sự kiện, kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin,...
3. Kết bài:
- Khẳng định lại ý kiến, quan điểm của bản thân.
- Đưa ra đề xuất.

Nghị luận về Thành lập một câu lạc bộ đọc sách trong nhà trường: nên hay không nên?

 

II. Bài mẫu Thành lập một câu lạc bộ đọc sách trong nhà trường nên hay không nên tham khảo:
 

1. Nghị luận về Thành lập một câu lạc bộ đọc sách trong nhà trường: nên hay không nên? - mẫu số 1:

Hiện nay, trong các trường học đang xuất hiện những câu lạc bộ đọc sách. Việc này đã mang đến nhiều ý kiến trái chiều. Có người coi đó là việc thừa thãi, tốn thời gian. Có người lại nghĩ đó là một sự tích cực, đem lại vô vàn lợi ích cho cá nhân học sinh, nhà trường và xã hội. Theo quan điểm của bản thân, tôi hoàn toàn ủng hộ sự xuất hiện của những câu lạc bộ đọc sách này.

Đầu tiên, việc thành lập câu lạc bộ đọc sách sẽ giúp học sinh ôn tập và bổ trợ kiến thức. Khi tham gia các hoạt động đọc, giới thiệu về cuốn sách liên quan đến tác phẩm trong chương trình chính khóa, mỗi người không chỉ được củng cố về kiến thức mà còn có thêm nhiều góc nhìn, suy nghĩ, cảm nhận khác. Đồng thời, có thêm kinh nghiệm trong việc làm những dạng bài nghị luận văn học, thuyết minh ở trên lớp.

Tiếp đó, câu lạc bộ đọc sách được coi là nơi để kết nối, chia sẻ đam mê đọc sách đến mọi người. Ở đây, học sinh không chỉ được làm quen thêm nhiều bạn mới mà còn có cơ hội tiếp xúc gần gũi hơn với các thầy cô. Qua đó, chúng ta sẽ mở rộng mối quan hệ của bản thân, được tiếp nhận vô số góc nhìn khác biệt, thú vị. Ngoài ra, với vô số hoạt động bổ ích mà câu lạc bộ đề ra, ta còn có thể thu hút những học sinh khác, lan tỏa tình yêu với việc đọc đến cộng đồng nhỏ này.

Không chỉ vậy, tham gia câu lạc bộ đọc sách còn giúp học sinh rèn luyện những kĩ năng mềm cần thiết. Với sự năng nổ và chủ động của người trẻ, rất nhiều hoạt động thú vị sẽ được tổ chức như điểm sách, các cuộc thi viết bài cảm nhận, thiết kế bìa sách,... Nhờ đó, chúng ta sẽ phát triển cho bản thân không ít kĩ năng: giao tiếp, hợp tác, công nghệ thông tin,... Tất cả chính là bàn đạp để chúng ta tiến bộ, phát triển trong thời đại giao lưu, hội nhập ngày nay.

Tóm lại, việc thành lập câu lạc bộ đọc sách trong trường học là một ý kiến vô cùng hợp lí, đem đến nhiều ích lợi cho cộng đồng. Nó sẽ giúp học sinh rèn luyện và phát triển bản thân một cách hiệu quả và tích cực hơn. Hãy hình thành thói quen đọc sách ngay từ sớm để khám phá, chinh phục kho tàng tri thức của nhân loại.

 

2. Nghị luận về Thành lập một câu lạc bộ đọc sách trong nhà trường: nên hay không nên? - mẫu số 2:

Việc thành lập câu lạc bộ đọc sách trong nhà trường đã không còn quá xa lạ với chúng ta. Điều này không chỉ khiến cuộc sống học đường trở nên thú vị, nhiều màu sắc hơn mà còn giúp học sinh phát triển một cách toàn diện, tích cực. Chính vì vậy, sự xuất hiện của những câu lạc bộ đọc sách ấy là cần thiết.

Trước hết, các câu lạc bộ đọc sách là môi trường vô cùng phù hợp để học sinh ôn tập và bổ trợ kiến thức trên lớp. Lấy ví dụ, khi tìm hiểu cuốn sách "Không gia đình" của Hector Malot, chúng ta có thể liên hệ và áp dụng đến những chủ đề như "Điểm tựa tinh thần" (bài 6) hay "Gia đình thương yêu" (bài 7). Từ sự phân tích, liên hệ đó, người học sẽ càng hiểu rõ hơn về tác phẩm nổi tiếng của nhà văn người Pháp, đồng thời củng cố và nắm chắc kiến thức đã học thuộc hai chủ điểm kia.

Việc tham gia câu lạc bộ đọc sách còn là cách để kết nối học sinh trong trường. Đến với câu lạc bộ, chúng ta sẽ được gặp gỡ nhiều người, từ bạn học cùng tuổi đến các anh chị khóa trên. Nhờ đó, những mối quan hệ cá nhân dần được rộng mở. Khi cùng nhau hoạt động trong câu lạc bộ, chúng ta dễ dàng học hỏi, tiếp thu vô vàn điều hay, bổ ích từ người bên cạnh. Như dân gian có câu: "Học thầy không tày học bạn", sự trao đổi và thảo luận giữa những người cùng trang lứa sẽ giúp mỗi cá nhân hoàn thiện hơn.

Không chỉ vậy, câu lạc bộ đọc sách còn là nơi để học sinh phát triển, bồi dưỡng các kĩ năng cần thiết trong cuộc sống. Việc tham gia chương trình giới thiệu sách sẽ giúp mỗi người trau dồi khả năng giao tiếp. Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học bất kì thì đem đến cho người học năng lực tìm kiếm và chọn lọc thông tin. Ngoài ra, học sinh còn có thể rèn luyện thêm các kĩ năng khác như lên kế hoạch và tổ chức sự kiện, làm việc nhóm, ứng dụng công nghệ thông tin,... Đặc biệt, sự năng nổ, nhiệt tình và tinh thần chủ động khi tham gia một câu lạc bộ sẽ biến mỗi cá nhân trở nên tự tin, năng động hơn.

Như vậy, thành lập câu lạc bộ đọc sách trong trường học là một việc làm vô cùng ý nghĩa, mang lại nhiều ảnh hướng tích cực đến người học, nhà trường. Mong rằng, những phong trào có ý nghĩa như vậy sẽ được nhân rộng ở nhiều trường học trên cả nước.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Việc xuất hiện của các câu lạc bộ trong trường học chính là một trong những cách giúp học sinh hoàn thiện bản thân, đạt được nhiều thành tựu sau này. Em hãy thường xuyên ghé qua Taimienphi.vn để cập nhật thêm vô số văn mẫu lớp 6 chủ đề khác nhé:
- Nghị luận về Bảo tàng liệu có nhàm chán như suy nghĩ của một số người
- Nghị luận về Thần tượng một ai đó: Nên hay không nên

Đọc sách là một thói quen rất tích cực, đem lại nguồn tri thức dồi dào và bồi dưỡng cho con người lòng kiên nhẫn. Hãy cùng đội ngũ Taimienphi.vn khám phá thêm về lợi ích của sách qua bài Nghị luận về Thành lập một câu lạc bộ đọc sách trong nhà trường: nên hay không nên, Ngữ văn 6, Chân trời sáng tạo, học kì II nhé!
Giải bài tập trang 80, 81 SGK Toán 3 Tập 2, sách Chân trời sáng tạo
Link tải Sách giáo khoa lớp 3 Chân trời sáng tạo
Link tải Sách giáo khoa lớp 8 Chân trời sáng tạo
Giải Toán lớp 6 sách Chân trời sáng tạo
Giải toán lớp 6 trang 27 tập 1 sách Chân Trời Sáng Tạo
Giải toán lớp 6 trang 25 tập 1 sách Chân Trời Sáng Tạo

ĐỌC NHIỀU