Đề bài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật vua chúa trong Hoàng Lê nhất thống chí
Nghệ thuật xây dựng nhân vật vua chúa trong Hoàng Lê nhất thống chí
Giới thiệu tác phẩm "Hoàng Lê nhất thống chí" và nghệ thuật xây dựng vua chúa:
+ "Hoàng Lê Nhất thống chí" là một tác phẩm được viết bằng chữ Hán, tác phẩm không chỉ thành công về mặt nội dung mà còn thành công về nghệ thuật.
+ Nghệ thuật xây dựng hình tượng vua chúa vô cùng sắc sảo giúp người đọc hình dung rõ tính cách của từng nhân vật.
2. Thân bài
- Hình tượng vua Quang Trung Nguyễn Huệ được xây dựng vô cùng rõ nét qua hành động và trí tuệ hơn người:
+ Quang Trung hành động rất quyết liệt và táo bạo, xông xáo
+ Nhanh chóng quyết định lên ngôi vua để trấn an lòng dân, khiến quân giặc lung lay ý chí....(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết Dàn ý Nghệ thuật xây dựng nhân vật vua chúa trong Hoàng Lê nhất thống chí tại đây
"Hoàng Lê Nhất thống chí" là một tác phẩm được viết bằng chữ Hán, các tác giả đã ghi chép lại các sự kiện thống nhất của vương triều Lê và những biến động của xã hội đương thời những năm cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19. Tiểu thuyết không chỉ thành công về mặt nội dung mà còn là tác phẩm nhiều giá trị về nghệ thuật. Cách kể chuyện sinh động, hấp dẫn, lối miêu tả linh hoạt, những hình ảnh gây ấn tượng và đặc biệt là nghệ thuật xây dựng hình tượng vua chúa vô cùng sắc sảo giúp người đọc hình dung rõ tính cách của từng nhân vật.
Hình tượng vua Quang Trung Nguyễn Huệ được xây dựng vô cùng rõ nét qua hành động và trí tuệ hơn người. Cách nhìn nhận lịch sử minh triết và đúng đắn cùng lòng tự tôn dân tộc, tác giả đã viết nên hình ảnh của một vị vua anh minh, sáng suốt với những chiến công lẫy lừng. Quang Trung hành động rất quyết liệt và táo bạo, xông xáo với mục đích đúng đắn và cao đẹp. Khi nghe tin quân giặc đang xâm chiếm Thăng Long, người không hề sợ hãi, nao núng mà đích thân định cầm quân đi ngay. Khi quân giặc cùng bọn Tôn Sĩ Nghị đang trong thế mạnh, hùng hổ với lực lượng lớn, tình thế cấp bách, nguy nan, đất nước đang đứng trước nguy cơ bị cướp, Nguyễn Huệ đã nhanh chóng quyết định lên ngôi vua để trấn an lòng dân, khiến quân giặc lung lay ý chí. Sau đó, người anh hùng áo vải triệu tập, chiêu mộ quân sĩ người tài, thống nhất nội bộ nhằm tạo sức mạnh đoàn kết, ý thức dân tộc.
Quang Trung Nguyễn Huệ cũng là người rất sáng suốt trong việc nhận định tình hình của quân thù. Ông tố cáo tội ác của giặc bằng lòng căm phẫn và lý lẽ anh minh, xác đáng. Ông cũng là người nghiêm khắc, công bằng, suy nghĩ trước sau, chí lí chí tình: "Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại dân ta, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi". Quang Trung còn có khả năng nhìn nhận và sử dụng người tài thành những tướng giỏi, mưu trí bằng lý lẽ như Ngô Thì Nhậm. Đặc biệt, hình ảnh vị vua công phá oanh liệt trên chiến trường thật hùng dũng và lẫm liệt. Nguyễn Huệ chính là linh hồn vĩ đại của cuộc chiến, là nguồn lực tinh thần lớn lao thôi thúc quân sĩ xông pha chiến trận. Một người chỉ huy dũng cảm, tài ba, khí thế ngất trời, oai hùng một cõi. Khí thế hùng hồn của đội quân do Nguyễn Huệ lãnh đạo khiến quân thù bạt vía hồn kinh, cuối cùng chấp nhận thất bại thảm hại, nhận lấy ô nhục muôn đời.
Hình ảnh vua Lê nhu nhược, yếu hèn cũng được xây dựng và khắc hoạ rõ nét. Lê Chiêu Thống cùng bọn quần thần vì lợi ích cá nhân mà quên đi vận mệnh dân tộc mình. Vua đã tự tay dâng đất nước mình mặc cho kẻ khác tự quyết, biến mình thành kẻ cầu cạnh, van xin. Bậc quân vương mà chẳng vì dân vì nước sao xứng đáng được nhân dân coi trọng, nỗi ô nhục làm kẻ đeo bám muôn đời chẳng thể rửa. Trớ trêu thay bậc vua tôi trung thần của một nước lại phải trốn chui, trốn lủi, chạy bán sống, bán chết để giữ mạng sống, cuối cùng phải chết nơi đất khách quê người trong cảnh ly tan. Kết cục thật thảm hại. Những giọt nước mắt khốn khổ, thảm thương, chua xót của vua tôi lê Chiêu Thống phải chăng đó là sự cảm thương, ngậm ngùi của các tác giả, những vị trung thần của đất nước thời Lê khi chấp nhận vương triều mình từng phụng sự bị sụp đổ.
Chúa Trịnh Sâm vốn tài năng, trí tuệ dần sinh ra thói kiêu căng, hoàng dâm vô độ, ăn chơi trác táng. Ngày càng tệ nạn với thói ăn chơi hưởng lạc chẳng lo chuyện chính sự, củng cố uy quyền. Nhân vật chúa Trịnh Sâm được xây dựng trong quan hệ với hoàn cảnh và với các nhân vật khác. Bởi sự tác động của các mối quan hệ đó mà chúa Trịnh trở nên tồi tệ, đốn mạt, cuối cùng nhận cái chết là điều tất yếu. Số phận của Trịnh Tông cũng chẳng mấy tốt đẹp hơn khi chạy theo hoàn cảnh mà chống chọi, chẳng có quyền lực trong tay dù làm chúa của một nước, Trịnh Tông trở thành con bù nhìn không hơn không kém.
Trở thành một con rối trong tay bọn kiêu binh, mặc cho chúng điều khiển, hoành hành. một con rối trong tay bọn kiêu binh, mặc cho chúng điều khiển, cuối cùng, nhận cái chết tủi nhục, đầu rơi dưới tay của một tên lộng thần. Đặt nhân vật trong từng hoàn cảnh cũng là một cách xây dựng hình tượng nhân vật vô cùng hiệu quả.
Hình tượng nhân vật chính là hồn cốt, góp phần làm nên tư tưởng của tác phẩm. Quan việc xây dựng hình tượng nhân vật vua chúa, ta thấy được tài năng vô cùng lớn và đặc sắc trong ngòi bút của các tác giả đương thời.
---------------------HẾT----------------------
Bài văn mẫu Nghệ thuật xây dựng nhân vật vua chúa trong Hoàng Lê nhất thống chí giúp cho các em hiểu rõ bộ mặt nhu nhược, đê hèn của vua tôi Lê Chiêu Thống và chúa Trịnh Sâm. Bên cạnh đó các em có thể tham khảo: Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí, Phân tích và nêu cảm nghĩ về hồi thứ mười bốn Hoàng Lê nhất thống chí, Phân tích Hoàng Lê nhất thống chí, Phân tích nhân vật Quang Trung trong đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí, Phân tích hồi thứ mười bốn để chứng minh nhận xét: Hoàng Lê nhất thống chí... những trang viết thực và hay để củng cố thêm kiến thức cho mình.