Thông thường, lau dọn ban thờ là việc được thực hiện vào các ngày rằm, mùng 1 hàng tháng trước khi dâng lễ, thắp hương tưởng nhớ gia tiên. Vào dịp cuối năm, công việc này lại được các gia đình chú trọng, quan tâm hơn nhiều. Nghi thức lau dọn, rút tỉa chân nhang cần được thực hiện trang nghiêm, thành kính vào ngày đẹp, giờ tốt. Dưới đây là lịch ngày đẹp dọn dẹp ban thờ 2023, mời bạn đọc tham khảo để việc rút tỉa chân nhang, bao sái bát hương đúng quy cách, giúp hút tài, tụ lộc, mang lại may mắn cho cả gia đình.
Lau dọn bàn thờ, rút tỉa chân nhang là tục lệ, văn hóa truyền thống của người Việt Nam để mời gia tiên về ăn tết và chào đón năm mới với nhiều điều may mắn, hanh thông về sức khỏe, tài lộc, tình duyên.
Thực tế, việc lau dọn bàn thờ có thể được thực hiện hàng ngày, vào các ngày rằm, mùng 1 đầu tháng tùy theo phong tục thờ cúng của từng gia đình. Tuy nhiên, dọn dẹp, bao sái bàn thờ vào ngày cuối năm là việc bắt buộc, áp dụng chung cho hầu hết các gia đình ở Việt Nam (trừ các gia đình theo đạo Thiên chúa Giáo, Công giáo,...).
Thời gian dọn dẹp ban thờ, rút tỉa chân nhang thường được thực hiện vào các ngày cuối năm, sau lễ cúng ông Công, ông Táo về chầu trời. Việc bao sái cần được thực hiện với nghi thức long trọng bởi chủ gia đình (thường là nam giới) với tâm lý thành kính, biết ơn.
Theo tìm hiểu của Taimienphi.vn, cuối năm 2023, ngoài ngày 23 tháng Chạp (ngày tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời), còn có 3 ngày đẹp là 24, 26, 28 tháng Chạp thích hợp để gia chủ tiến hành dọn dẹp bàn thờ. Cụ thể:
- Ngày 23/12/2022 âm lịch, tức thứ 7 ngày 14/1/2023 dương lịch
- Ngày 24 tháng Chạp năm 2022 âm lịch, tức chủ nhật ngày 15/1/2023 dương lịch
- Ngày 26 tháng 12 năm 2022 âm lịch, tức thứ ba ngày 17/1/2023 dương lịch
- Ngày 28 tháng Chạp năm 2022 âm lịch, thức thứ 5 ngày 19/1/2023 dương lịch
Chi tiết lịch ngày tốt, ngày đẹp tỉa chân nhang năm 2023 và giờ đẹp tương ứng như sau:
Việc dọn dẹp ban thờ, bao sái bát hương không được thực hiện tùy tiện mà phải tuân thủ những quy tắc nhất định. Để tránh bị gia tiên trách phạt, gia chủ cần chú ý đến một số vấn đề như sau:
- Quan điểm dân gian cho rằng, bát hương là vị trí an tĩnh trong gia đình, hiếm khi được xê dịch. Vì thế, trước khi bao sái bát hương, chủ gia đình cần có lễ vật để xin phép, báo cáo, có lời để các cụ "tạm lánh" trong lúc con cháu tiến hành dọn dẹp ban thờ, rút tỉa chân nhang.
- Số chân nhang cũ cần để lại trên bàn thờ đối với gia chủ nam là 7, 17, 27, hoặc 37 chân nhang, đối với gia chủ nữ là 9, 19 hoặc 29, 39 chân nhang.
- Việc lau dọn cần được thực hiện bằng các loại nước có mùi thơm như nước từ bột ngũ vị hương bán sẵn hoặc bằng các loại lá từ thiên nhiên như gừng, lá bưởi, lá sả, bồ kết,...
- Chân nhang sau khi rút tỉa khỏi bát hương cần mang đi hóa rồi vùi vào gốc cây chứ không nên vứt vào các nơi ô uế như thùng rác, cống rãnh. Tro từ chân nhang sau đó nên vùi vào gốc cây hoặc trải qua nơi có nguồn nước trong để mát mẻ, an lành.
Trên đây là toàn bộ thông tin về lịch ngày đẹp dọn dẹp bàn thờ 2023 và những điều cần lưu ý khi bao sái, rút tỉa chân nhang. Trước khi bao sái bát hương, gia chủ cần tham khảo để chọn ra ngày đẹp, giờ hoàng đạo thực hiện công việc tâm linh của gia đình, tránh làm sai, bị gia tiên trách phạt khiến sức khỏe, tài lộc tiêu tán.