Danh mục từ viết tắt
- GPLX: giấy phép lái xe
- Khoản 7 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 có giải thích: Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.
- Và theo Điều 9 Luật này thì người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
- Các làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường.
+ Xe đạp, xe đạp máy, xích lô,... phải đi trên làn đường bên phải trong cùng; xe ô tô, máy kéo, xe mô tô, xe máy, xe máy điện, xe chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
+ Xe phải đi trong một làn đường và đi đúng làn đường dành cho xe mình.
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì lỗi mức phạt sai làn đường (lỗi không đi đúng phần đường, làn đường) được quy định như sau:
- Trên đường cùng chiều, đường được phân thành nhiều làn đường khác nhau, và phân biệt bằng vạch kẻ đường. Mỗi làn đường chỉ dành cho một hoặc một số loại xe nhất định.
- Lỗi sai làn đường xe thường mắc phải là các xe đi vào làn dành cho xe khác như: xe máy đi vào làn xe ô tô hay ngược lại.
- Việc nhận biết các làn đường dành cho từng loại xe thông qua biển Biển số R.412 (a,b,c,d,e,f,g,h) "Làn đường dành riêng cho từng loại xe hoặc nhóm xe". Biển có nền xanh lam, hình vẽ màu trắng.
4.1 CSGT có được xử phạt lỗi đi sai làn nếu không có biển báo phân làn?
Xin hỏi trường hợp tôi đi xe máy trên đoạn đường chỉ có các vạch phân làn mà không có biển báo phân làn thì có bị phạt lỗi đi sai làn không? Tôi đi xe máy vào làn trong cùng phía bên tay phải thì bị CSGT dừng xe do đi vào làn dành cho xe thô sơ.
Trả lời:
- Theo Điều 9 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người tham gia giao thông phải đảm bảo quy tắc chung là đi đúng làn đường, phần đường dành cho xe mình.
- Và Điều 13 Luật này quy định về cách sử dụng làn đường như sau: "Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái".
=> Theo quy định trên, dù đoạn đường có biển báo phân làn hay không thì xe vẫn phải đi đúng làn đường của mình dựa trên các vạch kẻ phân làn đường.
Trường hợp anh/chị điều khiển xe máy đã đi vào làn đường dành cho xe thô sơ được xác định là đi sai làn. Do đó, CSGT xử phạt là đúng quy định pháp luật.
4.2 Đi sai làn đường có bị tạm giữ xe không?
Xin hỏi trường hợp xe máy vi phạm lỗi đi sai làn đường thì có bị tạm giữ xe 7 ngày hay không?
Trả lời:
- Xe máy đi sai làn đường bị xử phạt theo Điểm g Khoản 3 Điều 6, trường hợp đi sai làn gây tai nạn thì xử lý theo Điểm b Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
- Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Điểm a Khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định tạm giữ phương tiện trước khi đưa ra quyết định xử phạt đối với các hành vi tại:
Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6.
=> Từ các căn cứ nêu trên thì trường hợp mắc lỗi đi sai làn đường sẽ không bị tạm giữ xe.
4.3 Xe ô tô, xe máy đi sai làn đường có bị tước bằng lái xe không?
Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì người điều khiển xe đi sai làn đường có thể bị tước quyền sử dụng bằng lái xe trong các trường hợp sau:
- Đối với xe ô tô: Đi sai làn đường, và đi sai làn đường gây tai nạn giao thông đều bị tước bằng lái xe.
- Đối với xe máy: Nếu đi sai làn đường gây tai nạn giao thông.
Trên đây là thông tin về mức phạt sai làn đường 2022 mà chúng tôi cung cấp. Người tham gia giao thông lưu ý đi đúng làn đường theo vạch kẻ đường hoặc biển báo phân làn để tránh trường hợp bị xử phạt.