Mỗi người có khả năng miễn dịch khác nhau bởi thể trạng đa dạng. Người có hệ miễn dịch tốt sẽ giúp phòng ngừa được các căn bệnh, vi sinh vật gây hại cho sức khỏe. Còn nếu khả năng miễn dịch kém, cơ thể dễ bị ốm, mệt mỏi hay mắc bệnh do vi sinh vật gây bệnh tạo ra. Vậy miễn dịch nghĩa là gì?
Trong y học, miễn dịch học là chuyên ngành được nhiều người quan tâm. Ngoài nghiên cứu về tác nhân ảnh hưởng đến hệ miễn dịch thì các nhà khoa học còn tìm cách khắc phục, nâng cao hệ miễn dịch của các loài sinh vật. Vậy làm thế nào để tăng cường hệ miễn dịch cho con người?
Miễn dịch hay còn gọi là miễn nhiễm, là tập hợp tất cả các cơ chế sinh học giúp cho một cơ thể đa bào giữ được sự liên kết giữa các tế bào và các mô, đảm bảo sự toàn vẹn của cơ thể bằng cách loại bỏ những thành phần bị hư hỏng cũng như các chất và sinh vật xâm hại.
Hay có thể hiểu nôm na miễn dịch là nhiều người có khả năng không bị mắc một số bệnh nào đó mặc dù sống ở nơi có nhiều vi khuẩn gây bệnh. Khi con người mới bị vi khuẩn xâm nhập, sức đề kháng có sẵn trong cơ thể chống lại những tác nhân gây hại này được gọi là miễn dịch bẩm sinh. Miễn dịch bẩm sinh còn được gọi là miễn dịch tự nhiên. Nó bao gồm cơ chế đề kháng có sẵn trong cơ thể sinh vật, sẵn sàng chống lại bất cứ vi sinh vật nào xâm nhập. Nếu các tế bào bị nhiễm thì miễn dịch tế bào sẽ tiết ra protein làm tan tế bào, ngăn ngừa sự nhân lên của virut.
Miễn dịch là gì có mấy loại miễn dịch? Nhà miễn dịch học phân các loại miễn dịch dựa vào cách hình thành của nó như sau:
- Miễn dịch tự nhiên.
- Miễn dịch nhân tạo.
Miễn dịch được chia làm 2 loại, bao gồm miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo. Điểm chung của 2 loại miễn dịch này cơ thể đều tiết ra các chất kháng thể để tiêu diệt vi khuẩn, virus, bảo vệ cơ thể con người không bị mắc bệnh, đều có tính chất phòng bệnh.
Điểm khác nhau giữa miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo:
- Miễn dịch tự nhiên:
+ Bạch cầu của cơ thể tự kháng thể, tiết ra kháng thể có sẵn để chống lại vi khuẩn, virus nào đó, khi chúng xâm nhập vào cơ thể thì không có khả năng gây bệnh.
+ Thời gian miễn dịch dài ngắn khác nhau tùy theo từng loại bệnh và tình trạng sức khỏe của mỗi người.
+ Thường có tác dụng cả đời và có khả năng di truyền.
- Miễn dịch nhân tạo:
+ Do con người kích thích bạch cầu tiết ra kháng thể, bằng cách tiêm phòng vắc xin. Khi vào cơ thể vắc xin kích thích bạch cầu tiết ra kháng thể vì vậy trong cơ thể sẽ có sẵn kháng thể. Vi khuẩn, virus khi xâm nhập vào cơ thể sẽ không gây bệnh được.
+ Khi được hình thành miễn dịch có tác động lâu dài.
+ Không có khả năng di truyền.
Qua những thông tin được đề cập về miễn dịch là gì ở bên trên, bạn đọc đã nhận biết được sự khác nhau giữa miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo. Để cơ thể luôn được khỏe mạnh thì bạn đọc ngoài bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mỗi ngày thì cũng nên tích cực rèn luyện, tập thể dục để hệ thống miễn dịch được tăng cường. Ngoài ra, bạn đọc cũng nên tìm hiểu để biết được bảo hiểm sức khỏe là gì? từ đó lựa chọn loại phù hợp nhất với mình.