Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương hiệu mới, chuẩn xác năm 2023

Nhượng quyền thương hiệu buộc các bên phải lập hợp đồng dưới hình thức văn bản, bởi nó là căn cứ để bảo vệ quyền, lợi ích của các bên tham gia giao dịch. Chính vì vậy, Taimienphi.vn giới thiệu một số mẫu hợp đồng nhượng quyền thương hiệu để làm cơ sở tham khảo và áp dụng cho độc giả.

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền thương hiệu ngành thời trang, ẩm thực, ... và các quy định liên quan
 

Mục Lục bài viết:
1. Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương hiệu mới nhất năm 2023.
2. Quy định về hợp đồng nhượng quyền thương hiệu.
2.1. Hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương hiệu.
2.2. Nội dung chính của hợp đồng nhượng quyền thương hiệu.
2.3. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng nhượng quyền thương hiệu?
2.4. Ngôn ngữ được sử dụng trong hợp đồng nhượng quyền thương hiệu.


1. Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương hiệu mới nhất năm 2023

- Thực chất, "thương hiệu" không phải là thuật ngữ pháp lý mà nó được sử dụng trong quản trị doanh nghiệp, nếu hiểu theo nghĩa hẹp, thương hiệu là được coi là nhãn hiệu, tên thương mại, nhưng hiểu theo nghĩa rộng thì thương hiệu là bao gồm tất cả các nội dung liên quan đến nhãn hiệu, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh,..

- Hiện nay, theo quy định của Luật Thương mại thì hợp đồng nhượng quyền thương hiệu đang tồn tại dưới dạng "hợp đồng nhượng quyền thương mại".

- Mẫu 01:

- Mẫu 02:

* Tải trọn bộ mẫu này TẠI ĐÂY

* Hướng dẫn mẫu hợp đồng nhượng quyền thương hiệu.

- Các mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại hiện nay rất chi tiết về nội dung cần có trong một hợp đồng, điều này cũng tạo rất nhiều thuận lợi cho các bên để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, để mang tính cá biệt và đặc trưng đối với từng sản phẩm, dịch vụ được nhượng quyền, các bên cần lưu ý về các nội dung:

+ Thông tin về nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền.

+ Nội dung nhượng quyền: sản phẩm, dịch vụ kinh doanh; nhãn hiệu, biểu tượng,...

+ Phạm vi nhượng quyền.

+ Giá nhượng quyền, phương thức thanh toán.

Lưu ý: Hợp đồng nhượng quyền thương hiệu và hợp đồng đại lý là khác nhau. Độc giả có thể xem thêm Mẫu hợp đồng đại lý để hiểu nội dung và nắm được cách soạn thảo loại hợp đồng này.

- Việt Nam là thị trường có tỷ lệ nhượng quyền thương mại cao, một số các hợp đồng được nhiều người tìm kiếm như: mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại Phở 24, KFC, Highland, Milano, cà phê, trà sữa, bánh mì, spa,....Tuy nhiên, đây là các hợp đồng độc quyền, chỉ khi thực hiện hoạt động nhượng quyền thì các bên mới dễ dàng tiếp xúc trực tiếp.
 

2. Quy định về hợp đồng nhượng quyền thương hiệu


2.1. Hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương hiệu

- Tại Điều 285 Luật Thương mại 2005, hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại là văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Như vậy, nếu các hợp đồng nhượng quyền thương hiệu giao kết bằng lời nói hoặc hành vi thì vi phạm về hình thức và sẽ không được công nhận.

- Nhượng quyền thương hiệu có yếu tố "hợp tác trong kinh doanh" để cùng nhau phát triển nhưng mẫu hợp đồng lại khác hoàn toàn vớihợp đồng hợp tác kinh doanh.

Quy định về hìn thức, nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương hiệu theo Luật thương mại 2005
 

2.2. Nội dung chính của hợp đồng nhượng quyền thương hiệu

- Một hợp đồng nhượng quyền thương hiệu phải đảm bảo được 06 nội dung căn bản:

+ Nội dung của quyền thương mại.

+ Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.

+ Quyền, nghĩa vụ của bên nhận quyền.

+ Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.

+ Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.

+ Gia hạn, chấm dứt hợp đồng, giải quyết tranh chấp.

Lưu ý: Nội dung này chỉ sử dụng nếu các bên trong hợp đồng nhượng quyền lựa chọn áp dụng luật Việt Nam.
 

2.3. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng nhượng quyền thương hiệu?

- Nếu các bên không có thỏa thuận khác thì hợp đồng nhượng quyền thương mại sẽ có hiệu lực từ thời điểm giao kết.

- Trường hợp hợp đồng nhượng quyền có nội dung liên quan đến chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ thì phần đó phải theo quy định của luật sở hữu trí tuệ.
 

2.4. Ngôn ngữ được sử dụng trong hợp đồng nhượng quyền thương hiệu

- Hợp đồng nhượng quyền thương hiệu phải được lập bằng tiếng Việt (kể cả nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam).

- Các bên có thể thỏa thuận về ngôn ngữ trong hợp đồng nếu nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài.

Lưu ý: Quy định về hợp đồng nhượng quyền thương hiệu được quy định tại Luật Thương mại 2005 và Nghị định 35/2006/NĐ-CP.

Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương hiệu được xem là một trong những mẫu hợp đồng phức tạp, nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển trong kinh doanh giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền, vì vậy, các bên khi giao kết phải thống nhất ý chí một cách triệt để, hợp pháp để được pháp luật công nhận và bảo vệ.

Bạn đọc có thể xem thêm nhiều mẫu hợp đồng khác tại Taimienphi.vn như Mẫu hợp đồng thương mại hay Mẫu hợp đồng mua bán,...

Các sản phẩm, dịch vụ có thương hiệu luôn là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu của khách hàng, chính vì điều đó mà xu hướng nhượng quyền thương hiệu ngày càng phát triển. Nhượng quyền thương hiệu được pháp luật cho phép tại Việt Nam và việc sử dụng các mẫu hợp đồng nhượng quyền thương hiệu
là rất cần thiết.
Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất và những vấn đề pháp lý liên quan
Mẫu hợp đồng thuê quyền sử dụng đất mới nhất 2023 và cách viết chi tiết
Mẫu hợp đồng ủy quyền thông dụng 2023
Mẫu hợp đồng thuê chuyên gia đúng luật 2023
Mẫu hợp đồng thử việc 2023 đảm bảo quyền lợi cho người lao động
Mẫu hợp đồng đại lý cập nhật 2023 đầy đủ, chính xác

ĐỌC NHIỀU