Hợp đồng khoán việc là hợp đồng quen thuộc, được sử dụng nhiều trên thực tế mặc dù chưa được quy định trong các văn bản pháp luật. Chính vì vậy, mẫu hợp đồng khoán việc luôn là nội dung được nhiều người quan tâm.
- Hợp đồng khoán việc/hợp đồng thuê khoán/hợp đồng giao khoán là sự thỏa thuận giữa hai bên, trong đó bên nhận khoán phải thực hiện một công việc cho bên giao khoán trong thời gian nhất định để được nhận tiền thù lao.
- Dựa vào tính chất công việc, hợp đồng khoán việc hiện nay được chia thành 02 loại:
+ Hợp đồng thuê khoán toàn bộ (khoán trọn gói).
+ Hợp đồng thuê khoán từng phần (khoán nhân công).
- Hợp đồng thuê khoán thường áp dụng cho các công việc ngắn hạn như lắp đặt điều hòa, dọn vệ sinh tòa nhà, vận chuyển hàng hóa,...
Như đã giới thiệu ở đầu bài viết, đây là hợp đồng thông dụng. Hiện nay, có nhiều mẫu như mẫu hợp đồng khoán việc trong xây dựng, mẫu hợp đồng khoán việc kế toán hay mẫu hợp đồng khoán việc bảo vệ,... Dưới đây là một số mẫu mà bạn đọc có thể tham khảo.
- Mẫu hợp đồng khoán việc mới nhất số 1
- Mẫu hợp đồng giao khoán công việc số 2
- Download mẫu hợp đồng giao khoán công việc số 3
- Mẫu hợp đồng khoán việc số 4
* Tải trọn bộ các mẫu hợp đồng khoán việc TẠI ĐÂY
(1) Cần hiểu rõ hợp đồng khoán việc là gì?
- Trên cơ sở quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về hợp đồng, cũng như một số văn bản chuyên ngành có đề cập đến việc thuê khoán thì có thể hiểu hợp đồng khoán việc là thỏa thuận của 2 bên: 1 bên là bên giao khoán, và bên còn lại là bên nhận khoán về việc thực hiện một công việc nhất định. Cụ thể, bên nhận khoán sẽ thực hiện 1 công việc theo yêu cầu của bên giao khoán để nhận thù lao.
- Các công việc thuê khoán thường là ngắn hạn, mang tính thời vụ, không thường xuyên. Bạn đọc có thể tham khảo thêm Mẫu hợp đồng lao động thời vụ mà chúng tôi chia sẻ.
(2) Hợp đồng khoán việc gồm các loại nào?
Có thể chia hợp đồng khoán việc thành 2 loại: khoán trọn gói và khoán từng phần
- Hợp đồng khoán việc trọn gói: bên giao khoán giao toàn bộ công việc cho bên nhận, sau đó trả thù lao, chi phí gồm chi phí nhân công, công cụ, vật liệu, nguyên liệu,... để hoàn thành công việc.
- Hợp đồng khoán việc từng phần: bên giao khoán chỉ giao 1 phần của công việc cho bên nhận khoán.
(3) Hướng dẫn cách soạn thảo hợp đồng khoán việc, hợp đồng thuê khoán
Những nội dung cơ bản cần có gồm:
- Thông tin bên giao khoán, bên nhận khoán: Ghi rõ họ tên, đại diện (nếu là tổ chức), địa chỉ, số điện thoại, CMND/CCCD, ngày tháng năm sinh của người giao kết hợp đồng.
- Nội dung công việc: ghi rõ công việc gì, tính chất công việc không thường xuyên.
- Nơi làm việc: ghi rõ địa điểm sẽ làm việc
- Tiến độ công việc: 2 bên thỏa thuận cụ thể về thời gian hoàn thành công việc, ghi rõ ngày tháng bắt đầu và kết thúc.
- Lương khoán và nghĩa vụ thuế.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
.....
Những thông tin được thỏa thuận trong hợp đồng phải đảm bảo chính xác, hạn chế tẩy xóa, sửa chữa.
- Hợp đồng khoán việc không phải là hợp đồng lao động, người nhận khoán cũng không phải là người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, do vậy, hợp đồng khoán việc không đặt ra vấn đề đóng BHXH.
Trên đây là những chia sẻ của Taimienphi.vn về mẫu hợp đồng khoán việc. Vì là hợp đồng mang tính chất ngắn hạn, thời vụ, các bên phải thỏa thuận một cách chặt chẽ, thống nhất để bảo đảm quyền lợi và hạn chế các tranh chấp.
Cũng nằm trong chủ đề về các mẫu hợp đồng lao động, bạn đọc có thể theo dõi thêm các Mẫu thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, Mẫu hợp đồng lao động song ngữ Anh - Việt hay Mẫu phụ lục hợp đồng lao động tại Taimienphi.vn.