Đối với mỗi quốc gia, quản lý hộ tịch là một trong những nhiệm vụ hàng đầu và được thực hiện một cách chặt chẽ. Vì vậy việc ban hành Luật hộ tịch là rất cần thiết và tạo nên một cơ sở pháp lý vững chắc trong quá trình đăng ký và quản lý hộ tịch. Cùng Taimienphi.vn tìm hiểu về Luật hộ tịch mới nhất thông qua bài viết dưới đây.
* Tải Luật hộ tịch mới nhất TẠI ĐÂY
Luật hộ tịch 2014 được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2014 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2016. Về bố cục của Luật hộ tịch gồm có: 7 Chương và 77 Điều:
- Chương I: Những quy định chung: 12 điều (từ Điều 1 - Điều 12)
- Chương II. Đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã : 7 mục, 22 điều (từ Điều 13 - Điều 34)
+ Mục 1: Đăng ký khai sinh
+ Mục 2: Đăng ký kết hôn. Về đăng ký kết hôn sẽ được tuân theo quy định của Luật hôn nhân gia đình
+ Mục 3: Đăng ký giám hộ
+ Mục 4: Đăng ký nhận cha, mẹ, con
+ Mục 5: Đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch
+ Mục 6: Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Mục 7: Đăng ký khai tử
- Chương III. Đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp huyện: 7 Mục, 18 điều (từ Điều 35 - Điều 52).
+ Mục 1: Đăng ký khai sinh
+ Mục 2: Đăng ký kết hôn
+ Mục 3: Đăng ký giám hộ
+ Mục 4: Đăng ký nhận cha, mẹ, con
+ Mục 5: Đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc
+ Mục 6: Ghi vào Sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
+ Mục 7: Đăng ký khai tử (gồm 02 điều: Điều 51, Điều 52).
- Chương IV: Đăng ký hộ tịch tại cơ quan đại diện: 4 điều (từ Điều 53 - Điều 56)
- Chương V: Cơ sở dữ liệu hộ tịch, cấp trích lục hộ tịch: 02Mục, 08 điều (từ Điều 57 - Điều 64)
+ Mục 1: Cơ sở dữ liệu hộ tịch
+ Mục 2: Cấp trích lục hộ tịch
- Chương VI: Trách nhiệm quản lý Nhà nước về hộ tịch, công chức làm công tác hộ tịch: 02 Mục, 10 điều (từ Điều 65 - Điều 74).
+ Mục 1: Trách nhiệm quản lý nhà nước về hộ tịch
+ Mục 2: Công chức làm công tác hộ tịch
- Chương VII: Điều khoản thi hành: 03 điều (từ Điều 75 - Điều 77)
Nội dung nổi bật của Luật hộ tịch:
- Công dân sẽ được miễn lệ phí khi đăng ký khai sinh đúng hạn.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận/ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân => tạo cơ sở để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân thực hiện quản lý về dân cư.
- Nghiêm cấm những hành vi làm cản trở đến việc đăng ký, quản lý hộ tịch. Khi đăng ký hộ tịch, công dân có thể đến UBND cấp xã hoặc đến UBND cấp huyện (đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài) hoặc có thể đăng ký hộ tịch tại Cơ quan đại diện
- Theo đó, đối với dữ liệu hộ tịch sẽ được cập nhật kịp thời, chính xác và quản lý theo hệ thống để đảm bảo trong quá trình quản lý, điều này cũng giúp cho việc cấp trích lục hộ tịch được đơn giản hóa hơn.
- Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan nhà nước về hộ tịch, đăng ký và quản lý hộ tịch.
Một số điểm mới của Luật hộ tịch 2014:
- Các nội dung đăng ký hộ tịch: đã có sự tách bạch giữa "Xác nhận vào Sổ hộ tịch" và "Ghi vào sổ hộ tịch" để tránh nhầm lẫn trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký hộ tịch.
- Về thủ tục đăng ký hộ tịch: được đơn giản hóa, cắt giảm bớt những loại giấy tờ không cần thiết, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi để công dân có quyền lựa chọn nơi đăng ký, phương thức đăng ký hộ tịch.
- Quy định về việc cấp Số định danh cá nhân khi đăng ký khai sinh: đây sẽ là mã số được cấp cho mỗi công dân từ khi sinh ra và cũng sẽ là mã số căn cước công dân của công dân đó khi đủ 14 tuổi.
- Nêu rõ những trường hợp được miễn lệ phí khi đăng ký hộ tịch
- Quy định về cơ sở dữ liệu hộ tịch và cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử: tạo nền tảng để hướng đến Chính phủ điện tử, tạo thuận lợi trong quá trình đăng ký, quản lý hộ tịch trên phạm vi toàn quốc. Về trình tự, thủ tục đăng ký liên quan đến hộ tịch sẽ được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền được điều chỉnh bởi luật tổ chức chính quyền địa phương.
Có thể thấy, luật hộ tịch nhìn chung đã bao quát được những nội dung cơ bản có liên quan đến hộ tịch. Đây cũng là cơ sở để cơ đảm bảo cho quá trình thực hiện, áp dụng pháp luật và trong công tác quản lý dân cư của cơ quan nhà nước. Bạn đọc có thể xem thêm bài viết về Luật hôn nhân gia đình, Luật hợp tác xã, Luật khiếu nại,..., để có thêm hiểu biết pháp luật và ứng dụng vào đời sống.