Lựa chọn CPU phù hợp cho máy tính

Trên thị trường linh kiện máy tính có rất nhiều loại CPU khác nhau để bạn có thể lựa chọn để đáp ứng việc thay thế CPU cho máy tính. Mời các bạn theo dõi những chia sẻ dưới đây để lựa chọn CPU phù hợp cho máy tính của mình.

Hướng dẫn Lựa chọn CPU phù hợp cho máy tính

Về nhà cung cấp CPU.

Nhà cung cấp CPU thì có nhiều nhưng nổi trội hơn cả là 2 nhà sản xuất lớn là InterAMD. Vậy nên việc lựa chọn CPU cho máy là việc hoàn toàn dựa vào sở thích và nhu cầu thực tế của bạn để quyết định chọn dùng tới.

Đối với Inter thì một hãng sản xuất CPU khá nổi tiếng với mọi chúng ta vì thương hiệu đã lâu và tính ổn định . Do đó được nhiều người tin tưởng dùng tới nhà sản xuất này .

Hiện nay Intel có các dòng chip Core i3, i5 và i7, mỗi dòng chip đều có những ưu và nhược điểm riêng với người dùng, chip càng cao thì cấu hình máy tính càng khỏe, tham khảo bài so sánh intel core i3 vs i5 vs i7 để có cái nhìn chính xác nhất.

Đối với AMD thì hãng sản xuất CPU khá nổi tiếng về giá thành rẻ phù hợp với với người dùng có thu nhập thấp nhưng khi sử dụng chọn hãng sản suất này thì nhiệt lượng tỏa ra khi dùng nhiều hơn.

Về chất lượng công nghệ.

Với công nghệ và tốc độ thì 2 hãng này hoàn toàn có thể đáp ứng – sau mỗi lần tung ra thì điều có sự chuyển biến khá rõ rệt về công nghệ được tích hợp trong CPU. Nhưng có thể tóm tắt qua 4 quá trình phát triển của CPU

CPU cấp thấp: AMD Sempron, Intel Celeron. Dành cho các máy tính đời thấp để phục vụ cho các công việc nhẹ nhàng .

CPU trung bình thấp: AMD Athlon 64, Intel Pentium 4. Dành cho các máy tính đời cao hơn 1 chút và được sử dụng hầu hết các chương trình ứng dụng, giải trí với tốc độ xử lý cao hơn 1 chút

CPU trung bình cao: AMD Athlon 64 x2, AMD Athlon FX..., Intel Core Duo, Intel Core2 Duo,... với công nghệ đa nhân xử lý dành cho các máy tính sử dụng các chương trình chuyên nghiệp,lập trình, xử lý đồ họa...

CPU cao cấp: AMD Athlon II, AMD Phenom II, AMD FX, AMD APU; Intel i3, i5, i7; Intel Xeon,... Được dùng với các thiết bị chuyên dụng các máy chủ web (Web Server) trong hệ thống mạng,máy cần cài nhiều hệ điều hành.

Về tiến trình xử lý

Khi mua máy tính hay CPU rời thì cái đầu tiên bạn nghĩ đến sẽ là tốc độ xử lý của CPU là tần số xung xử lý dữ liệu. Thông số này được quảng cáo hoặc ghi trục tiếp trên sản phẩm tính bằng đơn vị Ghz (Gigahertz). Do đó một CPU có tốc độ nhanh hay chậm thì quy định bởi thông số Ghz phải caohay thấp. Hơn nữa một CPU loại thấp có Ghz cao cũng không thể bằng được một CPU loại cao cấp nhưng có Ghz thấp hơn.

Về cấu tạo nhân- lõi trong CPU

Core: Nhân, lõi của bộ xử lý. Khi bạn nhìn thấy CPU 2 core trên mặt trước CPU thì có nghĩa là CPU đó có thể thực hiện hai nhiệm vụ khác nhau cùng một lúc.

Thread: Luồng xử lý dữ liệu. Các CPU hiện nay thì công nghệ siêu phần luồng giúp bộ vi xử lý có thể xử lý cùng lúc 2 luồng dữ liệu song song. Ngoài ra khi bạn thấy CPU 4 Core 4 thread có nghĩa là CPU này có 4 bộ vi xử lý (4 nhân, 4 lõi) bên trong và có thể xử lý đồng thời 4 luồng dữ liệu.

Về công nghệ tích hợp thêm trên CPU

Với các công nghệ sản xuất CPU như hiện này thì đã cho ra loại CPU có thêm GPU (graphics processing unit) được tích hợp luôn trên đó sẽ giúp cho bạn xử lý đồ họa, chế độ 3D một cách thuận tiện nhất khi máy không có Card rời.

Về Bus

Khi mua bạn thường thấy thông số này trong bảng thông tin về sản phẩm đây là tốc độ của xung truyền dữ liệu trong hệ thống và được tính bằng Mhz (Megahertz).

Về bộ nhớ trong (Cache)

Là bộ nhớ đệm nằm bên trong CPU với  bộ nhớ đệm càng lớn thì việc tiếp nhận và lưu dữ liệu để xử lý nhiều hơn qua đó làm tăng tốc độ xử lý của CPU.

Về số chân cắm

Số lượng chân cắm trên CPU  được lấy làm tên gojicho CPU đó  khi mua CPU  phải tương thích với đế cắm (Slot, Socket) trên Mainboard.

Về quy tắc chung

Khi mua bạn cần lựa chọn CPU phù hợp tình trạng kinh tế hiện tại của mình và phải tương thích với Mainboard mà bạn đang dùng. Đặc biệt khi bạn muốn nâng cấp CPU cho máy thì bạn cần chú ý đến thông số để cân bằng sự chịu tải của Mainboard để tuổi thọ máy tính thêm dài hơn.

Về phụ kiện kèm theo khi mua

CPU đầy đủ sẽ bao gồm: Hộp đựng bên ngoài, CPU được đựng trong ví bằng nhựa, quạt tản nhiệt, tem Logo, sách giới thiệu, hướng dẫn, có thể kèm theo giấy chứng nhận sản phẩm chính hiệu.

Về chế độ bảo hành sản phẩm

Đây là một trong các chú ý sau cùng để chấp nhận mua CPU vì nó liên qua đến sự cố bất thường khi đã mua sản phẩm xong. Thông thường chế độ này kéo dài tới 36 tháng.

Trên đây, chúng tôi đã hướng dẫn các bạn cách lựa chọn CPU phù hợp cho máy tính, nhờ đó bạn có thể tự lựa chọn bộ vi xử lý trung tâm phù hợp nhất. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo Cách lắp CPU vào Mainboard của máy tính để tự tay lắp ráp các thiết bị trong máy tính.

Nguồn ảnh: Internet

CPU (Center Processing Unit) là bộ xử lý trung tâm có nhiệm vụ điều khiển chương trình đến các thành phần khác trong hệ thống máy tính thực hiện lệnh đó. Tốc độ của máy tính thường được đánh giá qua CPU. Vậy làm thế nào để lựa chọn CPU phù hợp cho máy tính của mình?
Top nguồn máy tính tốt nhất năm 2020
Phím tắt CPU Z trên máy tính
Các mức nhiệt độ hoạt động của một số CPU Intel và AMD
Khắc phục lỗi CPU quá tải, ngốn CPU trên máy tính, laptop Windows
Cách lắp CPU vào Mainboard của máy tính
Cách chọn mực in Canon phù hợp với máy in

ĐỌC NHIỀU