Lập dàn ý kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt, Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề bài: Lập dàn ý kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trang sách giáo khoa Tiếng Việt.

* Gợi ý dàn ý Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức

I. Lập dàn ý kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trang sách giáo khoa Tiếng Việt - mẫu số 1:

Truyện "Chân trời cuối phố"

1. Mở bài:

- Giới thiệu về câu chuyện mà em lựa chọn: "Chân trời cuối phố".

2. Thân bài:

Lần lượt kể lại các sự việc:

- Một chú cún sống trong ngôi nhà nhỏ và chưa từng được đi hết dãy phố của mình. Mỗi lần định ra ngoài, cún lại bị gọi về.

- Từ tò mò chuyển sang bực mình, chú cún ngẩng cổ lên sủa khiến người lớn tưởng có khách.

- Một buổi sáng, người nhà mở cổng cho chú cún ra ngoài.

- Cún chạy một mạch qua dãy phố và thấy rất nhiều thứ:

+ Những dãy phố khác.

+ Bến sông với con đò.

+ Làng quê với bãi bờ, cây cối, nhà cửa.

- Cún hiểu ra rằng cuối con phố của mình là những chân trời vô tận.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại suy nghĩ, cảm xúc của em về câu chuyện đã kể.

II. Lập dàn ý kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trang sách giáo khoa Tiếng Việt - mẫu số 2:

Truyện "Con vẹt xanh"

1. Mở bài:

- Giới thiệu về câu chuyện mà em lựa chọn: "Con vẹt xanh".

2. Thân bài:

Lần lượt kể lại các sự việc:

- Tú thấy một con vẹt nhỏ bị thương và quyết định chăm sóc nó.

- Thấy anh bảo vẹt có thể bắt chước tiếng người, Tú vô cùng hào hứng dạy chú vẹt tập nói.

- Cứ lần nào trông vẹt, Tú cũng phụng phịu khi bị anh gọi và nói trống không với anh: "Cái gì?", "Kêu chi kêu hoài".

- Thời gian qua đi, vẹt đã biết huýt sáo nhưng vẫn chưa chịu nói tiếng nào.

- Một lần Tú gọi, vẹt đã cất giọng the thé gắt lại: "Cái gì?" - > Tú vui mừng đi khoe khắp nơi.

- Hôm sau, bạn bè đến chơi. Tú hãnh diện gọi thì vẹt the thé đáp "Cái gì?", "Kêu chi kêu hoài".

- Các bạn cười bò nhưng Tú ngồi lặng thinh, nhớ lại bao lần mình cằn nhằn lúc anh gọi -> Tú hối hận vô cùng.

- Chú vẹt cũng biết lỗi, xù lông cổ, rụt đầu và gù một cái nghe như tiếng "Dạ!".

3. Kết bài:

- Khái quát lại cảm xúc, suy nghĩ của em về câu chuyện đã kể.

III. Lập dàn ý kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trang sách giáo khoa Tiếng Việt - mẫu số 3:

Truyện "Nhà phát minh 6 tuổi"

1. Mở bài:

- Giới thiệu câu chuyện em lựa chọn: "Nhà phát minh 6 tuổi".

2. Thân bài:

Lần lượt kể lại các sự việc:

- Ma-ri-a là một cô bé sinh ra trong gia đình sáu đời có người là giáo sư đại học -> Thích quan sát mọi thứ từ nhỏ.

- Cô bé nhận thấy điều kì lạ trong một lần gia đình tổ chức tiệc: Lúc gia nhân bưng tách trà, chén trà sẽ trượt trong đĩa. Nhưng khi nước trà rớt ra đĩa thì tách trà lại dừng chuyển động.

- Ma-ri-a quyết định tự làm thí nghiệm và hiểu ra rằng nếu giữa tách và đĩa có một chút nước thì tách trà sẽ đứng yên.

- Ma-ri-a nói phát hiện của mình cho cha -> Cha mừng rỡ, hân hoan khoe với mọi người rằng con gái mình sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc.

- Sau này, Ma-ri-a trở thành giáo sư của nhiều trường đại học danh tiếng tại Mỹ và được tặng giải Nô-ben Vật lí năm 1963.

3. Kết bài:

- Cảm xúc, suy nghĩ và bài học em rút ra được từ câu chuyện.

IV. Lập dàn ý kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trang sách giáo khoa Tiếng Việt - mẫu số 4:

Truyện "Nghệ sĩ trống"

1. Mở bài:

- Giới thiệu về câu chuyện em lựa chọn: "Nghệ sĩ trống".

2. Thân bài:

Lần lượt kể lại các sự việc:

- Cô bé Mi-lô sống tại một hòn đảo ngập tràn không khí âm nhạc và luôn ước mơ được chơi trống trong một ban nhạc.

- Hòn đảo có quy ước ngầm: chỉ con trai mới được chơi trống -> Mọi người thường bắt Mi-lô về khi thấy cô tập trống.

- Mi-lô bất chấp để theo đuổi đam mê, thuyết phục cha cho mình tham gia lớp nhạc cụ.

- Thầy dạy thấy tàu năng của Mi-lô và hết lòng hỗ trợ cô bé.

- Chị gái Ku-chi-tô thành lập nhóm nhảy nữ đầu tiên của Cu-ba - nhóm Ana-ca-ô-na -> Mi-lô được gia nhập với vai trò một tay trống.

- Dần dần, Mi-lô trở thành nghệ sĩ trống nổi tiếng thế giới.

3. Kết bài:

- Khái quát lại ý nghĩa của câu chuyện em vừa kể.

V. Lập dàn ý kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trang sách giáo khoa Tiếng Việt - mẫu số 5:

Truyện "Thằn lằn xanh và tắc kè"

1. Mở bài:

- Giới thiệu về câu chuyện em lựa chọn: "Thằn lằn xanh và tắc kè".

2. Thân bài:

Lần lượt kể lại các sự việc:

- Thằn lằn phát hiện ra tắc kè và kết bạn, chào hỏi.

- Thằn lằn và tắc kè chia sẻ với nhau:

+ Thằn lằn xanh thích đi kiếm ăn vào ban ngày, bò trên cành cây.

+ Tắc kè thích đi kiếm ăn vào ban đêm, bò trên bức tường.

- Hai bạn thích thú về cuộc sống của nhau, quyết định thử đổi cuộc sống cho nhau.

- Sau vài ngày, cả hai đều nhận ra những điều không ổn:

+ Thằn lằn nhận ra tay chân mình không bám dính được như tắc kè, cũng không thể kiếm ăn được theo cách của tắc kè.

+ Tắc kè nhận ra da mình không chịu được sức nóng của ban ngày, cũng không thể kiếm ăn ngoài trời.

- Cả hai quyết định đổi lại cuộc sống cho nhau và thi thoảng gặp nhau để trò chuyện về cuộc sống.

3. Kết bài:

- Khái quát lại suy nghĩ, cảm xúc của em về câu chuyện vừa kể.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Việc lựa chọn những câu chuyện trong sách giáo khoa sẽ giúp bài làm của em dễ tiếp cận hơn. Tuy nhiên, em cũng cần chú ý chỉnh sửa lời văn sao cho hấp dẫn, thu hút người đọc nhé. Mời em tham khảo thêm các bài mẫu khác trên Taimienphi.vn như: Lập dàn ý Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích.; Lập dàn ý kể lại một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em.

Trong sách giáo khoa, chúng ta đã được tiếp cận với rất nhiều câu chuyện hay và ý nghĩa. Hãy cùng luyện tập cách chia sẻ chúng qua bài Lập dàn ý kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt, Tiếng Việt 4, Kết nối tri thức trên Taimienphi.vn nhé.
Ôn tập giữa học kì I tiết 2 trang 69 SGK Tiếng Việt 3
Lập dàn ý Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích, Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức với cuộc sống
Kể lại nội dung bài Trung thu độc lập theo lời của em
Soạn Tiếng Việt lớp 5 - Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Soạn bài Cóc kiện trời, kể truyện, Trang 124 SGK Tiếng Việt 3 tập 2
Soạn bài Tập đọc: Chuyện một khu vườn nhỏ, Tiếng Việt lớp 5

ĐỌC NHIỀU