Lập dàn ý cho bài văn kể lại câu chuyện về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu

Đề bài: Em hãy lập dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu

Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về tính trung thực lớp 4
 

Mục lục:
  1. Bài văn mẫu số 1.
  2. Bài văn mẫu số 2.
  3. Bài văn mẫu số 3.
  4. Bài văn mẫu số 4.
  5. Bài văn mẫu số 5.

 

1. Lập dàn ý cho bài văn kể lại câu chuyện "Ba lưỡi rìu" - mẫu số 1:

a, Mở bài: Giới thiệu câu chuyện:
- "Ba lưỡi rìu" là câu chuyện dân gian nổi tiếng.
- Nhân vật chính là chàng tiều phu nghèo nhưng rất chăm chỉ.
b, Thân bài: Ghi từng sự việc theo trình tự thời gian.
- Một hôm, chàng tiều phu vào rừng chặt củi thì lưỡi rìu văng xuống dòng sông chảy xiết. Không biết làm gì, anh bèn ngồi bên bờ sông òa khóc.
- Một cụ già xuất hiện hỏi hoàn cảnh của chàng và ngỏ ý muốn giúp chàng tìm lại lưỡi rìu.
- Lần thứ nhất, ông cụ cầm lưỡi rìu bạc sáng loáng lên hỏi "Đây có phải lưỡi rìu của con không?". Chàng tiều phu thật thà trả lời không phải.
- Lần thứ hai, ông cụ mang lưỡi rìu bằng vàng lên và hỏi "Đây có phải lưỡi rìu của con không?". Chàng tiều phu vẫn lắc đầu và nói không phải.
- Lần thứ ba, ông cụ mang lưỡi rìu bằng sắt lên bờ. Chàng tiều phu reo lên sung sướng, rối rít cảm ơn ông cụ.
- Ông cụ đã tặng lại chàng tiều phu thêm lưỡi rìu vàng và lưỡi rìu bạc vì yêu quý đức tính trung thực, không tham lam của chàng trai.
c, Kết bài:
- Nêu suy nghĩ của em về nội dung câu chuyện:
+ Đề cao đạo lí "Ở hiền gặp lành".
+ Khẳng định người trung thực, thật thà, chăm chỉ làm việc sẽ gặp được những điều tốt đẹp.

-----------------------------

Ngoài ra, em có thể tham khảo thêm bài văn mẫu lớp 4 khác trên Taimienphi.vn như: Kể về tiết mục văn nghệ đáng nhớ nhất; Viết đoạn văn về một con vật chăm chỉ (giấu tên); Đặt 1-2 câu về nhân vật yêu thích trong bài đọc Thu nhạcViết đoạn văn về hứng thú học tập của một người mà em biết hoặc được nghe kể; Nói điều em mong muốn ở bạn...
 

2. Lập dàn ý cho bài văn kể lại câu chuyện "Sự tích hồ Ba Bể" - mẫu số 2:

a, Mở bài: Giới thiệu câu chuyện:
- "Sự tích hồ Ba Bể" là câu chuyện nói về sự ra đời của hồ Ba Bể.
- Câu chuyện có các nhân vật là bà lão ăn xin và mẹ con góa bụa.
b, Thân bài: Ghi từng sự việc gắn với địa điểm hoặc tình huống:
- Trong lễ hội, có một bà lão ăn xin xuất hiện. Đi đến đâu bà cũng bị xua đuổi vì thân hình gầy còm, lở loét.
- Hai mẹ con nhà này thấy bà lão tội nghiệp liền mời bà vào nhà, lấy cơm cho ăn rồi mời nghỉ lại qua đêm.
- Sáng hôm sau, bà lão nói vùng này sắp có lụt lớn. Bà cho hai mẹ con gói tro và dặn phải rắc quanh nhà. Bà cụ còn đưa hai mẹ con mảnh vỏ trấu để cứu giúp những người gặp nạn.
- Bà lão biến mất. Hai mẹ con đi báo tin cho mọi người nhưng không ai tin.
- Sau đó, một trận lụt diễn ra, nhà cửa, người và vật đều chìm trong biển nước. Nước đến đâu, nền nhà của hai mẹ con cao lên đến đấy nên họ rất an toàn. Lo lắng cho mọi người, họ đặt vỏ trấu xuống nước, nó liền biến thành hai chiếc thuyền lớn đưa mẹ con đi cứu người khác.
- Sau này, chỗ lũ lụt chính là hồ ba bể còn nền nhà của hai mẹ con trở thành đảo nhỏ.
c, Kết bài:
- Nêu suy nghĩ của em về nội dung câu chuyện: Những người có lòng nhân ái, biết cứu giúp người khác lúc hoạn nạn khó khăn nhất định sẽ được đền đáp xứng đáng.

Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về tính trung thực ngắn

 

3. Lập dàn ý cho bài văn kể lại câu chuyện "Người ăn xin" - mẫu số 3:

a, Mở bài: Giới thiệu câu chuyện:
- Truyện "Người ăn xin" là câu chuyện nổi tiếng về lòng nhân hậu.
- Truyện có hai nhân vật là người kể chuyện và ông lão ăn xin.
b, Thân bài: Ghi từng sự việc theo trình tự thời gian.
- Người kể chuyện đang đi trên đường thì gặp ông lão ăn xin.
- Người kể chuyện đã cố gắng lục tìm nhưng trên người chẳng có tài sản gì.
- Người kể chuyện cầm lấy bàn tay ông lão và nói: "Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả".
- Ông lão nói lời cảm ơn người kể chuyện.
c, Kết bài:
- Nêu suy nghĩ của em về nội dung câu chuyện: Tấm lòng nhân hậu vượt lên trên bất cứ món quà quý giá nào, là chất keo gắn kết giữa con người với con người.
 

4. Lập dàn ý cho bài văn kể lại câu chuyện "Nàng tiên ốc" - mẫu số 4:

a, Mở bài: Giới thiệu câu chuyện:
- "Nàng tiên ốc" là câu chuyện dân gian quen thuộc với nhiều người.
- Truyện kể về bà lão nghèo ở một mình, làm công việc mò cua bắt ốc để đem đổi thành rau gạo sống qua ngày.
b, Thân bài: Ghi từng sự việc gắn với địa điểm hoặc tình huống:
- Một ngày nọ, bà lão bắt được con ốc vô cùng đẹp, vỏ xanh ngọc bích, tỏa sáng lấp lánh. Bà vô cùng yêu thích nó nên chẳng nỡ mang đi bán. Bà mang về nuôi trong chum nước ngay trước sân nhà.
- Những ngày sau đó, khi bà đi mò cua bắt ốc trở về thì thấy nhà vô cùng sạch sẽ, gọn gàng, trong nhà có cơm ngon canh ngọt chờ sẵn. Bà lão nghĩ mãi mà chẳng biết ai đang giúp đỡ mình.
- Một hôm, bà lão giả vờ đi làm để cố tình rình xem ai đã dọn dẹp nhà cửa giúp mình. Bà thấy có một người con gái xinh đẹp, mặc váy màu xanh ngọc bích từ trong chum nước chui ra. Cô làm việc nhà thoăn thoắt, quét tước, dọn dẹp, rồi đong gạo nấu cơm.
- Bà lão thấy vậy liền chạy đến ôm chầm lấy cô và nói "Con gái à, hãy ở lại với mẹ nhé". Từ đấy họ sống hạnh phúc bên nhau.
c, Kết bài:
- Đây là câu chuyện dân gian nổi tiếng mà mọi người vẫn thường kể.
- Nêu suy nghĩ của em về nội dung câu chuyện: Người tốt bụng như bà lão chắc chắn sẽ gặp được điều tốt lành.
 

5. Lập dàn ý cho bài văn kể lại câu chuyện "Hạt thóc giống" - mẫu số 5:

a, Mở bài: Giới thiệu câu chuyện:
- "Hạt thóc giống" là câu chuyện nổi tiếng về đức tính trung thực của con người.
b, Thân bài: Ghi từng sự việc gắn với địa điểm hoặc tình huống:
- Có một ông vua muốn tìm người truyền ngôi nên đã giao thóc giống cho người dân và hẹn ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được lên làm vua.
- Cuối vụ, mọi người đều mang rất nhiều thóc lúa đến. Thế nhưng đã có một cậu bé đứng trước nhà vua tâu rằng: "Con không sao làm cho thóc nảy mầm được".
- Nhà vua ôn tồn nói rằng trước khi đem phát thóc, ông đã cho người luộc kĩ thóc rồi, không thể nảy mầm được.
- Ông đã truyền ngôi cho cậu bé vì đức tính trung thực và dũng cảm.
c, Kết bài:

- Nêu suy nghĩ của em về nội dung câu chuyện: Từ câu chuyện trên, em nhận thấy trung thực là đức tính quý giá nhất của con người. Cần phải biết trung thực để được mọi người yêu quý, tin tưởng.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Từ những dàn ý cho bài văn kể lại câu chuyện về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu ở trên, em có thể viết lại những câu chuyện quen thuộc dựa trên lời kể của mình. Taimienphi cũng đã chia sẻ cách viết đoạn văn nêu lý do yêu thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, giúp bạn bày tỏ cảm nhận chân thực và sâu sắc. Những gợi ý sẽ giúp bạn trình bày rõ ràng lý do khiến câu chuyện trở nên đặc biệt, từ nội dung hấp dẫn, nhân vật sống động cho đến thông điệp ý nghĩa mà tác giả muốn truyền tải..

Trong bài viết này, Taimienphi sẽ cùng các em Lập dàn ý cho bài văn kể lại câu chuyện về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu, chương trình Tiếng Việt lớp 4, sách Chân trời sáng tạo, học kỳ I.
Link tải Sách giáo khoa lớp 10 Chân trời sáng tạo PDF
Kể lại lần khám phá một vùng đất hoặc quyển sách mới
Kể lại một truyện ngụ ngôn, Ngữ văn 7
Kể lại truyện ngụ ngôn Hai người bạn đồng hành và con gấu
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo
Kể lại lần làm quen với bạn mới

ĐỌC NHIỀU