Bằng cách sử dụng dòng lệnh để thao tác VLC trên Linux, chúng ta có thể dễ dàng tạo các script độc lập, thao tác các tính năng mà không phụ thuộc quá nhiều vào giao diện đồ họa.
Bạn đọc cùng tham khảo bài viết làm chủ VLC thông qua tiện ích dòng lệnh trên Linux dưới đây của Taimienphi.vn để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết nhé.
Cú pháp cơ bản để đọc một file có dạng:
vlc [option] [file(s) path]
Nếu liệt kê nhiều hơn 1 file, VLC sẽ đọc các file này liên tục dưới dạng danh sách phát. Bằng cách sử dụng các lệnh, chúng ta có thể phát video ở chế độ toàn màn hình và thực hiện các thao tác cơ bản mà chúng ta thường làm khi truy cập menu trên giao diện đồ họa.
Lưu ý: Để chạy VLC mà không có bất kỳ giao diện đồ họa nào, chỉ cần thay thế "vlc" bằng "cvlc" trong tất cả các lệnh.
1. Đọc đĩa DVD
Để đọc đĩa DVD, chúng ta sử dụng lệnh:
vlc dvd://[device][[@title][:[chapter][:angle]]]
Ví dụ để đọc chương 7 trong đĩa tiếng Anh, chúng ta sử dụng lệnh:
vlc dvd://@1:8 -audio-language=en
2. Đọc Audio CD
Để đọc audio CD, chúng ta sử dụng lệnh dưới đây:
vlc cdda://[device][@[track]]
3. Đọc Flux
Để đọc Flux trên mạng, sử dụng lệnh:
vlc http://IP_server:port
Để đọc flux từ webcam:
vlc v4l2:///dev/video0
Trong lệnh trên v412 đề cập đến API của Video4Linux, và giả sử webcam ở mức /dev/video0.
4. Quản lý danh sách phát
Chúng ta có thể dễ dàng tạo danh sách phát bằng cách thêm nhiều file làm đối số. Để xác định chế độ phát, sử dụng lệnh:
vlc -Z [files]
Để xáo trộn danh sách phát:
vlc -L [files]
Để lặp lại danh sách phát:
vlc -R [files]
5. Mở video ở chế độ toàn màn hình
Để mở video ở chế độ toàn màn hình, chúng ta sử dụng lệnh:
vlc --fullscreen [file]
Hoặc:
vlc -f [file]
VLC bao gồm nhiều module có thể được sử dụng để chuyển mã các file, phát các file trên mạng Internet, ... . Để xem tất cả các module này, chứng ta sử dụng lệnh:
vlc -l
Dưới đây Taimienphi.vn sẽ giới thiệu cho bạn một số ví dụ về cách sử dụng các module này. Đầu tiên chúng ta sẽ thực hiện chuyển mã, để làm được điều này sử dụng cú pháp dưới đây:
vlc [input_stream] --sout \
'#transcode{vcodec=[video_codec], acodec=[audio_codec]}
:standard{access=[type_of_output], dst=[name_of_output], mux=[output_type]}'
Nhìn có vẻ hơi phức tạp, trong "[input_stream]" nhập tên file hoặc flux mà bạn muốn chuyển mã. "--sout" hiển thị kênh đầu ra. Cả "vcodec" và "acodec" tương ứng video và codec âm thanh được sử dụng để chuyển mã.
Chúng ta có thể chọn các codec mà VLC hỗ trợ như mp4v, MPJG, WMV1, vorb, flac, ... . "access" lưu trữ file được chuyển mã. Loại đầu ra có thể là "file", "udp", "rtp" hoặc "http". "dst" là viết tắt của đích và định nghĩa tên đầu ra. Cuối cùng "mux" là định dạng, có thể chọn ts, ps, ogg, avi, ... .
Tùy chọn access tạo ra sự khác biệt giữa chuyển mã và phát trực tuyến trên mạng. Chúng ta có thể sử dụng lệnh dưới đây:
vlc -vvv video.avi -sout
'#transcode{vcodec=mp4v, acodec=mpga}
:standard{access=http, mux=ogg, dst=XXX.XXX.XXX.XXX:Port}'
để chuyển mã file video .avi bằng cách sử dụng codec MPEG4 và MPEG audio layer 2, sau đó phát dưới dạng http flux tại địa chỉ IP XXX.XXX.XXX.XXX và cổng được chọn.
Cuối cùng, để hiển thị trợ giúp cho từng module trong từng dòng, chúng ta sử dụng lệnh dưới đây:
vlc -p [module_name] -advanced
Bài viết trên đây Taimienphi.vn vừa hướng dẫn bạn cách làm chủ VLC thông qua tiện ích dòng lệnh trên Linux. Ngoài ra bạn đọc có thể tham khảo thêm một số bài viết đã có trên Taimienphi.vn để tìm hiểu phím tắt VLC nhé. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào cần giải đáp, bạn đọc có thể để lại trong phần bình luận bên dưới bài viết nhé.
Các bạn có thể tham khảo cách cài VLC trên Ubuntu được trình bày chi tiết trên taimienphi, về cơ bản, thao tác cài VLC trên Ubuntu cũng không khác biệt nhiều so với khi cài trên các hệ thống khác.