Tổng hợp các câu hỏi liên quan tới ngành báo chí như họcbáo chí ra trường làm gì? ở đâu? lương có cao không? và các câu trả lời giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn để đưa ra lựa chọn ngành học phù hợp nhất với mong muốn sau khi ra trường không lo thất nghiệp, có mức lương cao.
Tất tần tật giải đáp câu hỏi về ngành báo chí
Báo chí là một ngành nghề giúp truyền đạt các thông tin thông qua các tác phẩm có thể loại khác nhau đến công chúng. Trước kia, người làm báo chí thường tạo ra các tác phẩm như báo in, báo phát thanh ... Nhưng trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay thì những người trong ngành này có thể tạo ra thêm nhiều tác phẩm với thể loại báo đa phương tiện.
Bạn nghĩ học báo chí sau này sẽ làm nhà báo. Đây là quan niệm sai lầm bởi hiện nay, học ngành báo chí bạn cũng có thể làm được nhiều công việc khác nhau như:
- Phóng viên: Là người đi tới hiện trường để có các ý tưởng hay, các kế hoạch, thực hiện tác phẩm của mình.
- Biên tập viên: Trước khi lên sóng, biên tập viên có trách nhiệm là kiểm duyệt nội dung tác phẩm. Thông thường, sau khi làm phóng viên nhiều năm, đã tích lũy đủ các kinh nghiệm và kỹ năng sẽ được đề xuất làm vị trí biên tập viên.
- Quay phim, MC: Những người dẫn chương trình cho các kênh truyền hình
- Làm content: Tạo ra các bài viết về sản phẩm, dịch vụ nhằm tạo ra sự thu hút các khách hàng.
- Làm giảng viên cho các trường đào tạo ngành báo chí
Đối với nghề phóng viên, biên tập viên, quay phim, MC sẽ không chỉ làm việc ở trong nước mà có cơ hội ra nước ngoài làm việc, công tác và học hỏi.
Các cử nhân ngành báo chí có thể làm việc tại các đơn vị cơ quan như:
- Trong trường đào tạo ngành báo chí
- Đài phát thanh - truyền hình
- Các công ty làm về truyền thông, kinh doanh
- Tổ chức truyền thông vận động xã hội
- Tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước
- ...
2. Tại sao học báo chí? Con trai, con gái có nên học báo chí không?
Cơ hội làm việc khi học báo chí là cao, không lo thất nghiệp
Báo chí dễ xin việc không? Trong thời gian hiện nay và các năm tới, ngành báo chí được nhận định là ngành hot, mức lương cao, dễ xin việc.
Nhu cầu về thông tin ngày càng cao, không chỉ thông tin mới, đầy đủ mà còn phải ý nghĩa và ảnh hưởng tới người dùng. Do đó, các cơ quan báo chí xuất hiện ngày càng nhiều với mong muốn đáp ứng được nhu cầu của mọi người.
Ngoài 1 đài truyền hình quốc gia Việt Nam, 63 đài phát thanh truyền hình trên cả nước, đài tiếng nói Việt Nam thì còn có rất nhiều tờ báo mạng, trang thông tin điện tử .... Hơn nữa, các công ty truyền thông hoặc công ty kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ đều cần đến nhân viên chuyên ngành báo chí để có thể quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng. Điều này đòi hỏi nguồn nhân lực ngành báo chí lớn. Mức lương của ngành báo chí tùy vào từng ngành nghề sẽ khác nhau nhưng được đánh giá là một trong những ngành có mức lương cao. Vì thế, đây cũng là ngành dễ xin việc, thu nhập cao.
3. Cơ hội việc làm khi học báo chí
Báo chí là mọi người gọi là "quyền lực thứ tư" ở trong xã hội. Do đó, ngành báo chí được nhiều người lựa chọn, gắn bó lâu dài. Sau khi bạn học ngành báo chí xong, bạn có thể xin làm các công việc khác nhau như:
- Phóng viên
- Biên tập viên làm việc trong đài truyền hình, tòa soạn báo in, đài phát thanh
- Làm việc trong các tờ tạp chí, báo in và nhiều công ty kinh doanh khác nhau
Nghề này thích hợp với những ai yêu thích, đam mê và xác định phải làm việc độc lập, làm theo nhóm, dành nhiều thời gian để làm việc. Hơn nữa, ngành này còn nguy hiểm, nhất là những người làm báo kinh tế, điều tra. Tuy nhiên, làm trong nghề báo chí sẽ giúp bạn có thể tìm hiểu nhiều kiến thức, có mối quan hệ đa dạng. Nếu như bạn có chuyên môn, kinh nghiệm làm việc thì bạn có nhiều cơ hội làm việc trong đài truyền hình, phòng thông tin - báo chí của cơ quan, ngành, bộ, ban ...
4. Trường Đại học nào được đào tạo ngành báo chí tốt nhất?
* Học viện Báo chí và Tuyên truyền TPHCM, Hà Nội
Trường học viên Báo chí và Tuyên truyền Hà Nội, TPHCM là một trường Đại học chuyên đào tạo ngành báo chí. Không chỉ học lý thuyết mà các sinh viên đều được học thực hành. Tỷ lệ sinh viên của trường phục vụ trong ngành báo chí cao, đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng, nhiều sinh viên của trường làm biên tập viên, MC ... nổi tiếng.
Điểm chuẩn Học viện báo chí và Tuyên truyền Hà Nội dao động từ 16 - 24,62 điểm.
* ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội cũng là trường đào tạo, nghiên cứu báo chí truyền thống lớn, chú trọng phát triển các ngành như PR, nghiên cứu truyền thông, báo in, báo ảnh ...
Điểm chuẩn ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội chỉ từ 16 - 26.25 tùy vào từng ngành học, tổ hợp môn thi.
* Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TPHCM
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TPHCM là ngôi trường đại học với hình thức đào tạo công lập ngành báo chí duy nhất ở khu vực miền Nam. Theo thống kê, các sinh viên của trường sau khi tốt nghiệp đều xin việc dễ dàng, có mức lương cao.
Điểm chuẩn trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TPHCM tùy vào từng ngành học, tổ hợp môn mà có điểm từ 16,5 - 24,9 điểm.
Nếu như bạn không đủ điểm để học các trường trên, bạn có thể lựa chọn trường Cao đẳng để theo đuổi ước mơ ngành báo chí này như Cao đẳng Phát thanh Truyền hình I Hà Nội, Cao đẳng Phát thanh Truyền hình II TPHCM.
Hy vọng với chia sẻ trên đây, các bạn đã giải đáp được thắc mắc học báo chí ra trường làm gì? ở đâu? lương có cao không? Tùy vào nhu cầu, mong muốn làm việc mà bạn có thể chọn vị trí, việc làm để theo đuổi. Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo thông tin học ngành gì lương cao? dễ xin việc tại đây.