"Hàm súc" và "hàm xúc" là các từ ghép có cách phát âm tương đối giống nhau. Hơn nữa, đây cũng là các từ Hán Việt, ít xuất hiện trong văn nói, văn viết đời thường nên khi bắt gặp, nhiều người không biết hàm súc hay hàm xúc là từ đúng, có ý nghĩa? Để lý giải vấn đề này, bạn cần đọc, tham khảo bài viết dưới đây của Taimienphi.vn.
Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê định nghĩa "hàm súc" là tính từ, thể hiện hình thức diễn đạt cô đọng, ẩn chứa bên trong nhiều ý tứ sâu sắc.
Thực tế, "hàm súc" là một từ Hán Việt vốn được ghép bởi hai từ hàm (có nghĩa là chứa đựng) và súc "tích tụ, dồn lại, tích lũy". Với cách dịch nghĩa này, "hàm súc" mang ý nghĩa diễn đạt cho một trạng thái chứa nhiều ý tứ, kiến thức bên trong, cần phải đọc, nghiên cứu lâu mưới có thể nhận ra được.
Ngữ pháp tiếng Việt cũng xem "súc tích" là từ đồng nghĩa của hàm súc và sử dụng để thay thế cho nhau trong từng trường hợp nhất định.
Các mẫu câu có dùng từ hàm xúc:
- Ngôn ngữ Việt Nam cô đọng hàm súc, lời ít ý nhiều
- Phân tích tính hàm súc trong thơ, văn học
- Đó là bài văn hàm súc, chứa nhiều ý tứ ít người hiểu được.
- Cử chỉ ấy hàm súc một tình thương nồng nàn
Nhiều người thường hiểu nhầm "hàm xúc" có nghĩa là "bao hàm nhiều cảm xúc". Tuy nhiên, đây là cách hiểu hoàn toàn Sai.
Để hiểu nghĩa của từ hàm xúc, chúng ta cần phân tích kết cấu của từng từ "hàm" và "xúc". Cụ thể:
- Hàm là động từ thể hiện sự chứa đựng,
- Xúc là danh từ thể hiện việc lấy vật dời đi bằng dụng cụ có lòng trũng hoặc chỉ việc bắt tôm, tép bằng vợt, rổ, rây,...
Khi kết hợp với nhau, "hàm xúc" là từ không có nghĩa.
Với những phân tích ở trên, có thể khẳng định, "hàm súc" mới là từ chính tả.
Người ta hay viết nhầm "hàm súc" thành "hàm xúc" là bởi sự hiểu, viết nhầm giữa các âm s/x trong tiếng Việt và sự lầm tưởng rằng xúc là từ thể hiện cảm xúc.
Mong rằng, với những phân tích hàm súc hay hàm xúc ở trên, các bạn đã hiểu về nghĩa của từng từ và biết cách sử dụng từ đúng (hàm súc) trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày.