1. Giải bài tập 1 - Giải Toán 5 trang 127
Đề bài:
Cho hình thang vuông ABCD (xem hình vẽ) có AB = 4cm, DC = 5cm, AD = 3cm. Nối D với B ta được hai hình tam giác ABD và BDC.
a) Tính diện tích mỗi hình tam giác đó.
b) Tính tỉ số phần trăm của diện tích hình tam giác ABD và diện tích hình tam giác BDC.
Phương pháp giải:
Vận dụng các công thức:
- Công thức tính diện tích tam giác thường: S = (a x h) : 2
=> Để tính diện tích tam giác thường, ta lấy chiều dài đáy nhân với chiều cao, rồi đem chia cho 2.
- Công thức tính diện tích hình tam giác vuông: S = (a x b) : 2
=> Để tính diện tích tam giác vuông, ta lấy độ dài hai cạnh góc vuông nhân với nhau, rồi đem chia cho 2.
- Công thức tính diện tích hình thang: S = [(a + b) x h] : 2
=> Để tính diện tích hình thang, ta lấy độ dài hai đáy đem cộng lại, rồi nhân với chiều cao, được bao nhiêu đem chia cho 2.
Đáp án:
a)
Cách 1:
Diện tích hình tam giác ABD là: 4 x 3 : 2 = 6 (cm2)
Diện tích hình tam giác BDC là: 5 x 3 : 2 = 7,5 (cm2)
Cách 2:
Diện tích hình tam giác ABD là: 4 x 3 : 2 = 6 (cm2)
Tính diện tích hình thang ABCD là: (4 + 5) x 3 : 2 = 13,5 (cm2)
Diện tích tam giác BDC là: 13,5 - 5 = 7,5 (cm2)
b) Tỉ số phần trăm của diện tích hình tam giác ABD và hình tam giác BDC là: 6 : 7,5 = 0,8 = 80%.
Đáp số:
a) 6cm2; 7,5cm2
b) 80%
2. Giải bài tập 2 - Giải Toán lớp 5 luyện tập chung trang 127
Đề bài:
Cho hình bình hành MNPQ (xem hình vẽ) có MN = 12cm, chiều cao KH = 6cm. So sánh diện tích hình tam giác KQP với tổng diện tích của hình tam giác MKQ và hình tam giác KNP.
Phương pháp giải:
- Bài toán cho biết: Hình bình hành MNPQ có MN = 12cm, chiều cao KH = 6cm
- Bài toán yêu cầu: So sánh diện tích hình tam giác KQP với tổng diện tích của hình tam giác MKQ và hình tam giác KNP
- Cách giải:
+ Tính diện tích hình bình hành MNPQ bằng cách lấy chiều cao đem nhân với cạnh đáy.
+ Tính diện tích hình tam giác KQP bằng cách lấy chiều cao nhân với chiều dài cạnh đáy tam giác, rồi đem chia cho 2.
+ Tính tổng diện tích của hai hình tam giác MKQ và KNP bằng cách lấy diện tích hình bình hành đem trừ đi diện tích hình tam giác KQP.
Đáp án:
Diện tích hình bình hành MNPQ là: 12 x 6 = 72 (cm2)
Diện tích hình tam giác KQP là: 12 x 6 : 2 = 36 (cm2)
Tổng diện tích của hình tam giác MKQ và hình tam giác KNP là:
72 - 36 = 36 (cm2)
Vậy diện tích hình tam giác KQP bằng tổng diện tích hình tam giác MKQ và hình tam giác KNP.
3. Giải bài tập 3 - Giải Toán lớp 5 bài luyện tập chung trang 127
Đề bài:
Trên hình bên, hãy tính diện tích phần đã tô màu của hình tròn.
Phương pháp giải:
- Dữ kiện đã cho: Đường kính của đường tròn tâm O là 5cm (bằng cạnh AC của tam giác vuông BAC vuông tại B); cạnh AB = 3cm; cạnh BC = 4 cm.
- Bài toán yêu cầu: Tính diện tích phần đã tô màu của hình tròn
- Cách giải:
+ Bước 1: Tính bán kính hình tròn bằng cách lấy đường kính chia cho 2.
+ Bước 2: Tính diện tích hình tròn bằng cách vận dụng công thức: S = r x r x 3,14 (S là diện tích; r là bán kính).
+ Bước 3: Tính diện tích tam giác vuông BAC: S = a x b : 2 (S là diện tích; a, b là độ dài hai cạnh góc vuông).
+ Bước 4: Tính diện tích phần đã tô màu của hình tròn bằng cách lấy diện tích hình tròn trừ đi diện tích tam giác vuông BAC.
Đáp án:
Quan sát hình vẽ ta thấy đường kính của hình tròn tâm O là 5cm.
Bán kính hình tròn là:
5 : 2 = 2,5 (cm)
Áp dụng công thức tính diện tích hình tròn, ta có diện tích hình tròn là:
2,5 x 2,5 x 3,14 = 19,625 (cm2)
Áp dụng công thức tính diện tích tam giác, ta có diện tích hình tam giác vuông ABC là:
3 x 4 : 2 = 6 (cm2)
Như vậy diện tích phần đã tô màu của hình tròn là:
19,625 - 6 = 13,625 (cm2)
Đáp số: Diện tích phần đã tô màu của hình trong là: 13,625cm2.
Bài 1 - Giải Toán 5 luyện tập chung trang 127
Cho hình thang vuông ABCD (xem hình vẽ) có AB = 4cm, DC = 5cm, AD = 3cm. Nối D với B ta được hai hình tam giác ABD và BDC.
a) Tính diện tích mỗi hình tam giác đó.
b) Nêu cách tính phần trăm và kết quả tỷ số giữa diện tích hình tam giác ABD và diện tích hình tam giác BDC.
Lời giải:
a)
Cách 1:
Diện tích hình tam giác ABD là: 4 x 3 : 2 = 6 (cm2)
Diện tích hình tam giác BDC là: 5 x 3 : 2 = 7,5 (cm2)
Cách 2:
Diện tích hình tam giác ABD là: 4 x 3 : 2 = 6 (cm2)
Tính diện tích hình thang ABCD là: ( 4 + 5) x 3 : 2 = 13,5 (cm2)
Diện tích tam giác BDC là : 13,5 - 5 = 7,5 (cm2)
b) Tỉ số phần trăm của diện tích hình tam giác ABD và hình tam giác BDC là:
6 : 7,5 = 0,8 = 80%.
Đáp số: a) 6cm2; 7,5cm2
b) 80%
Bài 2 trang 127 SGK Toán 5
Cho hình bình hành MNPQ (xem hình vẽ) có MN = 12cm, chiều cao KH = 6cm. So sánh diện tích hình tam giác KQP với tổng diện tích của hình tam giác MKQ và hình tam giác KNP.
Lời giải:
Diện tích hình bình hành MNPQ là: 12 x 6 = 72 (cm2)
Diện tích hình tam giác KQP là: 12 x 6 : 2 = 36 (cm2)
Tổng diện tích của hình tam giác MKQ và hình tam giác KNP là:
72 - 36 = 36 (cm2)
(Giải thích: Tổng diện tích hai hình tam giác MKQ và KNP là phần được gạch chéo nên bằng diện tích hình bình hành MNPQ trừ đi diện tích tam giác KQP)
Vậy diện tích hình tam giác KQP bằng tổng diện tích hình tam giác MKQ và hình tam giác KNP.
Bài 3 trang 127 SGK Toán 5
Trên hình bên, hãy tính diện tích phần đã tô màu của hình tròn.
Lời giải:
- Bán kính hình tròn là:
5 : 2 = 2,5 (cm)
- Diện tích hình tròn là:
2,5 x 2,5 x 3,14 = 19,625 (cm2)
- Diện tích hình tam giác vuông ABC là:
3 x 4 : 2 = 6 (cm2)
- Diện tích phần hình tròn được tô màu là:
19,625 - 6 = 13,625 (cm2)
=> Đáp số: 13,625 cm2
-------------- HẾT ----------------
Trên đây là gợi ý Giải Toán lớp 5 trang 127, Luyện tập chung đầy đủ chi tiết. Các em chuẩn bị trước nội dung bài Luyện tập chung trang 128 SGK Toán 5 qua phần Giải Toán lớp 5 trang 128, Luyện tập chung và bài CHƯƠNG IV: SỐ ĐO THỜI GIAN, CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU qua phần để học tốt Toán 5 hơn hoặc các em muốn củng cố các kiến thức hình trụ, hình cầu thì đừng quên xem lại Giải Toán lớp 5 trang 126 mà Taimienphi.vn chia sẻ trước đó.