Đồng dao mùa xuân: tác giả, thể thơ, nội dung, nghệ thuật, bố cục, dàn ý

Đồng dao mùa xuân: nhan đề, thể thơ, nội dung, nghệ thuật, bố cục, dàn ý

Phương thức biểu đạt Đồng dao mùa xuân


I. Tác giả:

- Nguyễn Khoa Điềm sinh vào ngày 15 tháng 4 năm 1943 tại (15/4/1943) tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống văn chương, nhiều đời làm quan dưới triều nhà Nguyễn. Chính vì vậy, niềm yêu thích văn chương đã thấm đẫm vào tâm hồn ông ngay từ thuở bé.
- Hồn thơ của Nguyễn Khoa điềm mang đậm dấu ấn của một nhà thơ yêu nước. Ông thường lấy cảm hứng sáng tác từ quê hương, đất nước, con người và tinh thần chiến đấu của người chiến sĩ cách mạng. Trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ, vẻ đẹp con người Việt Nam và hình ảnh người lính dũng cảm, kiên trung được ông tập trung thể hiện.
- Một số tác phẩm tiêu biểu của ông có thể kể đến như: "Đất ngoại ô" (1972), "Mặt đường khát vọng" (1972) và ông được biết đến nhiều nhất với bài thơ "Đất nước".


II. Tác phẩm Đồng dao mùa xuân:

1. Xuất xứ:
Văn bản "Đồng dao mùa xuân" được sáng tác vào tháng 12 năm 1994 và in trong cuốn "Thơ Nguyễn Khoa Điềm, Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn", Nhà xuất bản Văn học năm 2011.
2. Tóm tắt Đồng dao mùa xuân:
Bài thơ 'Đồng dao mùa xuân" được viết dựa trên những kí ức của Nguyễn Khoa Điềm về hình ảnh người lính trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ của dân tộc. Người lính mang vẻ hồn nhiên, tươi vui và đầy mộng mơ của tuổi trẻ. Khi đất nước cần, anh sẵn sàng rời xa quê hương để cầm súng chiến đấu. Tuy nhiên, sự khốc liệt của chiến tranh đã khiến anh mãi mãi nằm lại nơi núi rừng trường Sơn sâu thẳm. Anh ra đi nhưng hình ảnh về anh vẫn luôn in sâu trong lòng đồng đội và nhân dân. Tuổi thanh xuân của người lính đã làm nên mùa xuân cho quê hương, đất nước.
3. Thể thơ Đồng dao mùa xuân:
Bài thơ "Đồng dao mùa xuân" được viết theo thể thơ bốn chữ.
4. Phương thức biểu đạt Đồng dao mùa xuân:
Phương thức biểu đạt chính của bài thơ "Đồng dao mùa xuân" là biểu cảm.
5. Nhan đề Đồng dao mùa xuân:
Nhan đề bài thơ là khúc hát về tuổi xuân của những người lính đã không tiếc đời trai trẻ để cầm súng chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước. Sự hi sinh của anh đã góp phần làm nên chiến thắng và mùa xuân cho dân tộc. Qua đó, tác giả muốn bày tỏ thái độ trân trọng, ngợi ca những người lính sẵn sàng hi sinh xương máu để nhân dân có được cuộc sống ấm no, hòa bình như ngày hôm nay.
6. Bố cục bài thơ Đồng dao mùa xuân:
Bài thơ có 9 khổ thơ, trong đó, khổ thơ thứ nhất có 3 dòng, khổ thơ thứ hai có 2 dòng, còn lại các khổ thơ đều có 4 dòng.
Cách chia như vậy làm nổi bật lên nội dung, ý nghĩa và mạch cảm xúc của tác giả:
+ Khổ thơ đầu: Giới thiệu hình ảnh người lính ra trận.
+ Khổ thơ thứ hai: Nêu lên việc người lính không trở về nữa.
+ Các khổ thơ tiếp theo: Khắc họa hình ảnh người lính (hình dáng, cử chỉ, tâm hồn) trong những năm tháng máu lửa, khi ở lại nơi chiến trường xưa.
7. Giá trị nội dung:
Bài thơ "Đồng dao mùa xuân" như một thước phim tua chậm cuộc đời người lính từ trước khi anh nhập ngũ đến lúc anh hi sinh do bom đạn của kẻ thù. Qua đó, nhà thơ thể hiện thái độ ngợi ca, biết ơn đối với người chiến sĩ anh dũng, kiên trung đã dâng hiến mùa xuân cuộc đời để kết thành mùa xuân trường tồn của đất nước.
8. Giá trị nghệ thuật:
- Thể thơ bốn chữ ngắn gọn với cách chia khổ đặc biệt có tác dụng diễn tả cảm xúc đau buồn của nhà thơ trước sự hi sinh đột ngột của người lính.
- Cách ngắt nhịp 2/2 khiến bài thơ mang giọng điệu của một bài đồng dao. Ngoài ra cách ngắt nhịp 1/3 ở dòng thứ năm khổ hai nhấn mạnh sự ra đi của người lính.
- Gieo vần chân ở hầu hết dòng thơ: "lính" - "bình", "lửa" - "nữa", "yêu" - "diều"- "chiều", "xanh" - "lành", "gian" - "ngàn", "lành" - "xanh".
- Các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ.

Thể thơ Đồng dao mùa xuân


III. Dàn ý bài thơ Đồng dao mùa xuân:

1. Hình ảnh người lính khi ra trận:
- Sự xuất hiện của người lính:
+ "Đi vào núi xanh": người lính rời xa quê hương để tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, tham gia hành quân qua núi rừng.
+ "Những năm máu lửa": năm tháng kháng chiến chống Mĩ cứu nước vất vả, gian lao.
- Những người lính trẻ:
+ "Chưa một lần yêu/ Cà phê chưa uống": chưa có nhiều những trải nghiệm trong đời sống.
+ "Còn mê thả diều": hồn nhiên, tươi trẻ, còn nhiều khát vọng, ước mơ chưa thực hiện.
2. Sự hi sinh của người lính và hình ảnh của người lính trong tâm tưởng của đồng đội:
- Sự hi sinh của người lính:
+ "Một ngày hòa bình/ Anh không về nữa": khi đất nước đã được thống nhất, hòa bình lập lại trên toàn quốc, mọi người được quây quần, đoàn tụ bên gia đình thì người lính mãi mãi nằm lại nơi núi rừng Trường Sơn.
+ "Một lần bom nổ/ Khói đen rừng chiều": hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh với bom đạn, khói súng.
+ "Mười, hai mươi năm": thời gian cụ thể, dài đằng đẵng.
+ "Anh không về nữa": ẩn dụ cho sự hi sinh của người lính.
- Hình ảnh người lính trong trí nhớ của đồng đội:
+ "Anh thành ngọn lửa/ Bạn bè mang theo": dù hi sinh nhưng tinh thần chiến đấu bất diệt của anh luôn soi sáng cho đồng đội.
+ "Anh vẫn một mình/ Trường Sơn núi cũ": người lính vĩnh viễn gửi gắm tuổi trẻ nơi núi rừng Trường Sơn.
+ "Ba lô con cóc/ Tấm áo màu xanh/ Làn da sốt rét/ Cái cười hiền lành": vừa diễn tả được hiện thực của cuộc chiến vì sốt rét rừng vừa mô tả được hình ảnh người lính xưa trong trí nhớ của đồng đội.
3. Sự hóa thân của người lính vào đất trời:
- Dáng ngồi lặng lẽ dưới cội mai vàng.
- "Dài bao thương nhớ/ Mùa xuân nhân gian": đem đến hai cách hiểu: nỗi nhớ thương của những người lính và nỗi nhớ thương những người con anh dũng của nhân gian.
- Vẻ mộng mơ của người lính với lí tưởng cao đẹp trong khổ thơ "Anh ngồi rực rỡ/ Màu hoa đại ngàn/ Mắt như suối biếc/ Vai đầy núi non...".
- "Tuổi xuân đang độ/ Ngày xuân ngọt lành": tuổi trẻ người lính hòa vào mùa xuân đất nước.
- "Theo chân người lính/ Về từ núi xanh": người lính hi sinh để lại tuổi xuân tươi trẻ của mình nơi chiến trường để mang đến mùa xuân hòa bình, độc lập cho dân tộc.

--------------------------HẾT-------------------------

Đến với chủ điểm Khúc nhạc tâm hồn, Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống, học kì I, các em sẽ được học bài thơ Đồng dao mùa xuân. Đây là bài thơ hay và giàu ý nghĩa. Các em có thể tham khảo thêm bài văn mẫu lớp 7 khác như:
- Tóm tắt Đồng dao mùa xuân
- Phân tích Đồng dao mùa xuân

Với mong muốn cung cấp cho các em những kiến thức bao quát nhất trong quá trình đọc hiểu tác phẩm, Taimienphi.vn đã biên soạn Đồng dao mùa xuân trang 40 thuộc Ngữ văn 7 Kết nối tri thức, học kì I: nhan đề, thể thơ, nội dung, nghệ thuật, bố cục, dàn ý. Mời các em tham khảo!
Link tải Sách giáo khoa lớp 4 Kết nối tri thức PDF
Giải bài tập trang 65 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Toán lớp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống

ĐỌC NHIỀU