Đoạn văn phân tích khổ 1 bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận hay nhất ngắn gọn

Đề bài: Đoạn văn phân tích khổ 1 bài Đoàn thuyền đánh cá

Top đoạn văn mẫu phân tích, Cảm nhận về khổ đầu của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá hay nhất

Nội dung bài viết:
I. Dàn ý.
II. Đoạn văn mẫu.
1. Bài mẫu số 1.
2. Bài mẫu số 2.


I. Dàn ý Đoạn văn phân tích khổ 1 bài Đoàn thuyền đánh cá.

1. Mở đoạn:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Khái quát nội dung khổ 1.
2. Thân đoạn:
- Biện pháp tu từ so sánh: "Mặt trời xuống biển như hòn lửa".
=> Gợi thời gian ngày tàn, lúc này mặt trời đã tắt.
- "Sóng đã cài then, đêm sập cửa": Vạn vật như đang chìm dần vào nghỉ ngơi.
- "Đoàn thuyền": Gợi sự đông đúc, những con thuyền nối tiếp đuôi nhau.
- "Lại": Công việc quen thuộc, được lặp đi lặp lại hàng ngày.
- "Ra khơi": Công việc đánh bắt của người ngư dân.
- "Câu hát căng buồm với gió khơi": Khúc hoan ca vui tươi, hân hoan mong chờ một chuyến ra khơi thuận buồm xuôi gió.
3. Kết đoạn.
- Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của khổ 1:
+ Nội dung: Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
+ Nghệ thuật: Sử dụng các biện pháp tu từ đặc sắc kết hợp với những hình ảnh thơ tiêu biểu giàu sức gợi.
- Liên hệ mở rộng.

Đoạn văn Phân tích khổ 1 Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận ngắn hay


II. Đoạn văn phân tích khổ 1 bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận siêu hay


1. Đoạn văn mẫu phân tích khổ đầu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá hay nhất - Mẫu 1

Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" được sáng tác vào khoảng thời gian tác giả Huy Cận có chuyến đi dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Đặc biệt khổ thơ đầu, tác giả đã làm nổi bật cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong buổi chiều tà. Câu thơ đầu tiên đã tái hiện khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ với cảnh "Mặt trời xuống biển như hòn lửa". Nhà thơ so sánh hình ảnh 'mặt trời" với "ngọn lửa" như tô đậm cảnh thiên nhiên rực rỡ lúc chiều tối. Sau khi hoàng hôn đã tắt, thiên nhiên đi vào trạng thái nghỉ ngơi "Sóng đã cài then, đêm sập cửa". Màn đêm dần buông xuống thì cũng là lúc sóng như những chiếc then cài cửa đóng lại cánh cửa ánh sáng ban ngày. Thế nhưng, đó lại là lúc những con thuyền nối tiếp nhau bắt đầu hành trình đánh bắt của mình Từ "lại" diễn tả công việc thường xuyên, quen thuộc của những người ngư dân. Ở đây, nhà thơ Huy Cận đã làm nổi bật sự đối lập giữa thiên nhiên và con người. Khi thiên nhiên đi vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người lại bắt đầu hành trình của mình. Qua đây, người đọc phần nào cảm nhận được tinh thần lao động hăng say của những người ngư dân. Dù cuộc sống có khó khăn, vất vả thì người ngư dân vẫn cất vang "Câu hát căng buồm với gió khơi". Đó là câu hát hân hoan, yêu đời của người lao động với niềm mong ước một chuyến ra khơi thuận buồm xuôi gió. Bằng việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh độc đáo kết hợp với hình ảnh thơ khỏe khoắn, Huy Cận đã cho độc giả thấy được khung cảnh ra khơi đầy tráng lệ và khí thế lao động hăng say của người ngư dân.

---------------

Để tìm hiểu chi tiết hơn về văn bản, các em có thể tham khảo thêm các nội dung khác như: Đoạn văn phân tích khổ cuối Đoàn thuyền đánh cá, Phân tích cảnh ra khơi của Đoàn thuyền đánh cá, Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá hay...


2. Đoạn văn Phân tích khổ 1 bài Đoàn thuyền đánh cá ngắn gọn nhất - mẫu số 2:

Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ khỏe khoắn, yêu đời của Huy Cận. Ở khổ thơ đầu, tác giả đã làm nổi bật cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi tràn đầy tinh thần nhiệt huyết. Trước hết, cảnh sắc thiên nhiên vào lúc chiều tà được tác giả gợi tả vô cùng đặc sắc. Đó là cảnh "Mặt trời xuống biển như hòn lửa". Bằng việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh, tác giả đã làm nổi bật cảnh mặt trời như đang từ từ lặn xuống biển. Khung cảnh đó thật kì vĩ, gợi nên bức tranh hoàng hôn thật lãng mạn. Trong khoảnh khắc đó, vạn vật như đang dần chìm vào trạng thái nghỉ ngơi. Lúc này, "sóng đã cài then đêm sập cửa". Ở đây, nhà thơ đã làm nổi bật sự đối lập giữa thiên nhiên và hành động của con người. Khi thiên nhiên dần đi vào nghỉ ngơi thì con người lại bắt đầu công việc của mình đó là ra khơi. Bằng việc sử dụng động từ "lại", tác giả đã nhấn mạnh hành động lặp đi, lặp lại tuần hoàn của con người. Đó không phải công việc ngày một, ngày hai mà là công việc thường xuyên. Nhưng người ngư dân không hề cảm thấy mệt mỏi mà vẫn luôn hăng hái, tích cực trong công cuộc lao động sản xuất. Khi chuẩn bị ra khơi, người ngư dân cất vang "Câu hát căng buồm với gió khơi". Đó là câu hát lạc quan, yêu đời, hi vọng một chuyến ra khơi thuận buồm xuôi gió, cá chất đầy khoang. Bằng việc sử dụng biện pháp tu từ đặc sắc, kết hợp với những hình ảnh đặc sắc, nhà thơ Huy Cận đã làm nổi bật cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi thật ấn tượng. Qua đây, người đọc cảm nhận được khí thế lao động hăng say, tích cực của con người.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Phân tích khổ một bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá", giúp người đọc cảm nhận được hình ảnh đoàn thuyền đánh ra khơi tràn đầy khí thế. Từ đó có thể làm bài văn hay, đạt điểm cao.

 

Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận là bức tranh người lao động tuyệt đẹp đang làm chủ đất nước. Các em hãy cùng tìm hiểu Đoạn văn phân tích khổ 1 bài Đoàn thuyền đánh cá trên Taimienphi.vn để có thêm những cảm nhận sâu sắc về bài thơ nhé!
Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận hay nhất
Đoạn văn phân tích khổ 1 bài Đoàn thuyền đánh cá
Đoạn văn phân tích khổ cuối Đoàn thuyền đánh cá
Phân tích khổ cuối Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận hay nhất tuyển chọn
Phân tích hai khổ thơ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận hay nhất
Phân tích khổ 2 của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận siêu hay tuyển chọn

ĐỌC NHIỀU