Khi sạc pin không vào có thể do bạn gặp trục trặc hay chân tiếp xúc trên chiếc điện thoại của bạn bị gãy, dù là nguyên nhân gì thì những lỗi này rất nguy hại đến chiếc điện thoại của bạn vì vậy chúng ta cần nhanh chóng có cách giải quyết hợp lý ngay khi gặp trường hợp này.
HƯỚNG DẪN SỬA LỖI SẠC PIN KHÔNG VÀO, CHẬP CHƠN
Cách 1: Làm sạch cổng kết nối
Cách đơn giản nhất và rất hiệu quả đó là tháo toàn bộ jack cắm chân sạc và dùng tăm bông vệ sinh lau nhẹ chân tiếp xúc của sạc và điện thoại. Rất có thể do lâu ngày mà chân tiếp xúc của cục sạc và điện thoại bị bụi bẩn gây cản trở việc kết nối giữa điện thoại và sạc của bạn.
Cách 2: Kiểm tra từng thiết bị kết nối
Bạn có thể sử dụng biện pháp loại trừ để kiểm tra từng thiết bị kết nối của bạn. Thông thường để sạc một chiếc điện thoại cần có 3 thiết bị đầu nối là điện thoại, dây cáp usb và củ sạc. Để kiểm tra xem lỗi sạc ta có thể sử dụng từng thiết bị trên kết nối với một thiết bị khác xem lỗi xuất phát từ đâu. Hãy đảm bảo rằng các thiết bị như củ sạc, dây kết nối bạn sử dụng là thiết bị chuẩn được đóng gói đi kèm theo chiếc điện thoại mà bạn đã mua.
Cách 3: Đảm bảo an toàn các thiết bị điện tử của bạn
Không nên sử dụng các thiết bị kết nối với nguồn điện gần khu vực có nước hoặc trong điều kiện quá nóng hay ẩm ướt. Ngoài ra bạn cũng nên tuân thủ chặt chẽ các quy tắc sử dụng, sạc pin của nhà sản xuất, không nên xạc pin quá lâu hay khi pin cạn mới xạc. Không nên sử dụng những sản phẩm sạc không có nguồn gốc rõ ràng, không đảm bảo an toàn.
Cách 4: Thay pin điện thoại
Rất khó để có thể duy trì sự ổn định của pin điện thoại sau nhiều tháng sử dụng. Nếu bạn có tần suất sử dụng điện thoại nhiều, bạn sẽ thường xuyên phải sạc pin liên tục dẫn đến việc viên pin trên điện thoại của bạn nhanh bị chai pin hay bạn thường xuyên để pin cạn rồi mới sạc cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc pin bị đột tử, sạc pin không vào. Vì vậy, khi cảm thấy pin điện thoại của bạn có vấn đề hãy ra ngay trung tâm bảo hành để được hỗ trợ thay pin bạn nhé.
Cách 5: Sạc pin đúng cách
Hãy hạn chế việc sạc pin khi pin máy còn nhiều hay cạn pin mới xạc. Để sạc nhanh và đảm bảo pin của bạn được bảo vệ tốt nhất bạn nên sạc pin ở chế độ máy bay hoặc tắt nguồn. Khi đó pin sẽ không phải sử dụng nhiều năng lượng để cung cấp cho điện thoại, giúp pin bền lâu hơn.
Một số nhà sản xuất còn khuyến khích, khi máy không sử dụng trong thời gian dài, như khi ngủ nên tắt nguồn máy, nên tắt nguồn 1 tuần 1 lần để máy hoạt động trơn tru hơn, ít tốn pin hơn. Nên sử dụng pin một cách khoa học, tắt các chương trình, tính năng khi không cần thiết như Wifi, GPS, không để màn hình điện thoại quá sáng.
Cách 6: Khôi phục cài đặt gốc
Có thể do xung đột phần mềm, lỗi firmware điện thoại mà khi sạc pin không vào, máy của bạn không nhận. Khôi phục cài đặt gốc sẽ đưa máy của bạn về trạng thái xuất xưởng, nó sẽ xóa tất cả dữ liệu cả nhân của bạn. Vì vậy trước khi khôi phục cài đặt gốc bạn nên tạo trước một bản sao lưu dữ liệu của bạn. Đa số các máy Android sau khi không khắc phục bằng cách thông thường thì với phương pháp này có thể giúp bạn giải quyết được hầu hết các vấn đề.
Cách 7: Tự sửa lại chân sạc trên điện thoại
Hãy thử tắt nguồn điện thoại, dùng đèn pin rọi vào chân sạc trên điện thoại xem có chân nào bị gãy, lệch hàng hay không. Vấn đề này rất hay xảy ra khi dùng lực mạnh khi kết nối sạc với điện thoại khiến các đầu chân sạc tiếp xục không đủ khiến không sạc được, sạc chập chờn.
Khi kiểm tra thấy có chân bị lệch, sử dụng tăm nhọn để gảy các mảnh kim loại, chân sạc bên trong cổng cắm trên điện thoại thằng hàng. Hãy làm thật cẩn thận và nhẹ nhàng sau đó bật nguồn và thử cắm sạc.
Trên đây là một số phương pháp giúp bạn kiểm tra, sữa chữa lỗi khiến sạc pin không vào được hay sạc chập chờn. Nếu như đã thử các phương pháp trên mà vẫn không thể khắc phục được hãy mang thiết bị và bộ sạc của bạn tới trung tâm bảo hành gần nhất để được kiểm tra.