Dàn ý thơ thiên nhiên trong Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

Dàn ý: Thơ thiên nhiên trong Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả và hai tập thơ, thiên nhiên trong hai tập thơ

- Tác giả Nguyễn Trãi: Danh nhân văn hóa thế giới, nhà thơ lớn của Việt Nam nói riêng và của nhân loại nói chung

- Hai tập thơ: là hai tập thơ chữ Hán và chữ Nôm lớn của Nguyễn Trãi

- Thiên nhiên trong hai tập thơ: thơ về thiên nhiên trong hai tập thơ tuy cùng nói về thiên nhiên, nhưng thiên nhiên hiện hữu trong từng tập thơ lại mang những nét đặc trưng riêng

2. Thân bài

- Nét giống nhau về thơ thiên nhiên trong hai tập thơ:

+ Đều phong phú, đa dạng và tràn trề sức sống

+ Đều chứa đựng tình yêu thiên nhiên của Nguyễn Trãi

+ Thiên nhiên trở thành đối tượng thẩm mỹ

- Nét khác nhau về thơ thiên nhiên trong hai tập thơ:

+ Trong tập thơ "Ức trai thi tập": Cảm hứng thiên nhiên đất nước, bức tranh thiên nhiên mang vẻ kì vĩ, lớn lao

+ Trong tập thơ "Quốc âm thi tập": Cảm hứng về thiên nhiên kì thú đậm phong vị dân gian, bức tranh thiên nhiên mang vẻ giản dị và gần gũi

3. Kết bài

Cảm nhận về thiên nhiên trong hai tập thơ của Nguyễn Trãi: Dù là thiên nhiên trong tập thơ nào cũng là thiên nhiên vô cùng tươi đẹp, thuần khiết và đáng trân trọng.

Xem bài mẫu: Thơ thiên nhiên trong Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

 


Các em học sinh cùng hoàn thành dàn ý thơ thiên nhiên trong Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi để giúp người đọc hiểu rõ hơn về thiên nhiên qua con mắt của thi nhân đồng thời hiểu thêm về tư tưởng, tình cảm nhà thơ gửi gắm qua những tác phẩm đó.
Phân tích 12 câu đầu bài Côn Sơn Ca
Phân tích Ngôn chí, bài 3 của Nguyễn Trãi, bài văn mẫu hay nhất
Dàn ý phân tích bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi trong Cảnh ngày hè
Dàn ý Phân tích bức tranh thiên nhiên trong Bảo kính cảnh giới, bài 43
Phân tích bài thơ Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi
Dàn ý bức tranh tâm trạng của người thi sĩ được thể hiện qua bài thơ Tĩnh dạ tư

ĐỌC NHIỀU