Dàn ý Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành

Mục Lục bài viết:
1. Dàn ý số 1
2. Dàn ý số 2
3. Dàn ý số 3
4. Dàn ý số 4
5. Dàn ý số 5
6. Dàn ý số 6
7. Bài văn mẫu

Dàn ý Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành
 

I. Dàn ý Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành, mẫu 1 (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề nghị luận: mối quan hệ giữa”học” và ‘hành”.

2. Thân bài

a. Giải thích học và hành
- Học chính là quá trình lĩnh hội, tiếp thu những tri thức của nhân loại cho bản thân, giúp con người phát triển tư duy và nhận thức của mình.
- Hành là thực hành, là vận dụng những lý thuyết trên sách vở vào cuộc sống.
- Học - hành là hai công đoạn của một quá trình giúp con người học tập tri thức, rèn luyện kỹ năng để bước vào cuộc sống, làm chủ cuộc sống.

b. Mối quan hệ giữa học và hành
- Học và hành có mối quan hệ mật thiết, gắn bó, không thể tách rời nhau.
- Nếu chúng ta chỉ học mà không hành thì những kiến thức có được chỉ là lý thuyết suông trên giấy, không áp dụng được vào thực tiễn.
- Dù có giỏi lý thuyết đến đâu, có nắm được những tri thức cao xa thế nào mà không áp dụng nó được vào cuộc sống, không giúp ích cho đời thì nó chỉ là mớ tri thức vô nghĩa.
- Ngược lại nếu có tri thức, biết vận dụng nó vào đời sống, biết rèn luyện kỹ năng thì tri thức ấy chính là công cụ hữu hiệu để tạo nên thành công cho con người, giúp ích cho cuộc sống.
- Nếu chúng là chỉ hành mà không học thì làm việc gì cũng khó. Bởi dù làm bất cứ công việc gì cũng cần phải có hiểu biết, phải có nền tri thức.

c. Mở rộng
- Một bộ phận giới trẻ hiện nay đang gặp phải là học, lười thực hành.
- Các bạn sao nhãng việc học, lười ghi chép, thực hành cũng "bỏ quên" mà thay vào đó là dành thời gian cho việc lướt web, online facebook,...

d. Bài học nhận thức
- Hãy chăm chỉ học tập, nỗ lực thực hành.
- Hãy trau dồi tri thức và rèn luyện kĩ năng của bản thân mình mỗi ngày.

3. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề.
 

II. Dàn ý Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành, mẫu 2 (Chuẩn)

1. Mở bài:

- Đặt vấn đề

2. Thân bài:

a. Giải thích:
-  Học: sự tiếp thu kiến thức, hiểu biết về tự nhiên, xã hội thông qua quá trình tìm tòi, học hỏi.
- Hành: hành động, thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Kết hợp học với hành: thống nhất, bổ sung, hiểu rõ những kiến thức đã học.

b.  Mối quan hệ giữa học và hành:
-  Học và hành gắn bó mật thiết với nhau
-  Học đi đôi với hành sẽ mang lại hiệu quả, giúp nắm vững kiến thức, hiểu sâu kiến thức; kiến thức được vận dụng vào thực tiễn sẽ mang lại lợi ích, hiệu quả công việc cao. Ngược lại, nếu học không áp dụng vào thực tiễn thì kiến thức không phát huy được giá trị vốn có.
- Thực hành những điều đã học giúp ta đánh giá được kiến thức, hiệu quả học. Nếu không có học, không có kiến thức thì sẽ không có cơ sở để thực hành.
- Học tập là nền tảng thực hành, áp dụng vào thực tế, ta có kiến thức mới.
-  Học đi đôi với hành sẽ giúp việc học không nhàm chán, kích thích sáng tạo, tìm tòi, …

-  Dẫn chứng:
+ Bác Hồ học ngoại ngữ
+ N. Tesla khi làm khoa hoc
+ Leonardo De Vinci tạo nên bộ ảnh giải phẫu người hoàn chính.

c.  Bài học:
-  Học đi đôi với hành là phương pháp học tập hiệu quả
-  Cần xác định mục đích học tập, tìm biện pháp, cơ hội áp dụng vào thực tế.
-   Học không chỉ ở trên lớp mà còn ở mọi người, vận dụng trong học tập , đời sống, …

d.  Phản đề:
-  Phê phán lối học tập thụ động, cho có
-  Lối học tập với bệnh thành tính, không áp dụng được vào thực tế, chuộng hình thức.

3. Kết bài:

-  Khẳng định lại vấn đề
 

III. Dàn ý Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành, mẫu 3 (Chuẩn)

1. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

2. Thân bài:

a. Khái niệm:
- “Học” là hoạt động tìm hiểu, ghi nhận kiến thức vào não bộ từ nhiều nguồn và nhiều phương tiện, giúp con người đạt được những hiểu biết, những tri thức mới mẻ.
- “Hành” được hiểu là việc áp dụng những kiến thức thực tiễn vào cuộc sống.

b. Mối quan hệ biện chứng giữa học và hành:

- Học là để hành:
+ Từ xa xưa đến nay con người khi bước chân vào con đường sách vở đều chỉ có một mục đích ấy là có thể phát triển bản thân, có thể tự dùng tài học, tri thức để tạo nên công danh sự nghiệp, làm được những việc có ích cho bản thân gia đình và xã hội.
+ Nếu học mà không hành thì việc học ấy cũng chỉ là là vô nghĩa, không chỉ lãng phí công sức, thời gian, tiền bạc.

- Những mặt hạn chế khi hành mà không học:
+ Quan điểm chỉ cần làm nhiều, thực tập nhiều, làm theo thói quen và kinh nghiệm chứ không cần phải học lý thuyết cho mất thì giờ là một quan điểm không thực sự chính xác, đặc biệt là trong thời buổi công nghệ tân tiến và đổi mới từng ngày.
+ Làm việc không có lý thuyết dẫn đường sẽ dẫn tới sự chậm chạp, dễ xảy ra sai sót, hiệu quả công việc không cao, không thể đạt tới những sự phát triển vượt bậc.
=> Lý thuyết luôn là kim chỉ nam và thực hành chính là sự vận dụng kiến thức vào thực tiễn, mang đến những giá trị thực.

3. Kết bài:

Nêu cảm nhận chung.
 

IV. Dàn ý Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành, mẫu 4 (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề nghị luận: mối quan hệ giữa "học" và "hành".

2. Thân bài

* Giải thích:
- “Học”: quá trình lĩnh hội, tiếp thu những tri thức trên nhiều lĩnh vực từ nhà trường, gia đình và xã hội.
- "Hành”: thực hành, vận dụng những tri thức mà chúng ta lĩnh hội giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn.
=> Quan hệ giữa “học” và “hành”: mật thiết, gắn bó chặt chẽ, song hành cùng nhau, không thể tách rời.

* Tại sao “học” và “hành” lại đi đôi với nhau?
- Khi "học" có tri thức, kỹ năng thì làm việc đạt năng suất và hiệu quả cao.
- Tri thức không vận dụng vào thực tế chỉ là lý thuyết suông, vô giá trị.
- Có kiến thức mà không dùng như có vũ khí mà lại dùng tay không chống lại quân thù.
- Sứ mệnh của tri thức là phục vụ con người, vì vậy cần để tri phát huy tối đa tác dụng.
- Nếu chỉ biết thực hành mà không chịu học hỏi thì rất khó để thành công, làm việc gì cũng khó. 

- Dẫn chứng:
+ Một đứa trẻ không thể tự mình nói được nếu không được cha mẹ hướng dẫn ngay từ bé.
+ Một chàng thanh niên cường tráng khó có thể nuôi sống bản thân nếu không cố gắng học tập để làm việc.
+ Một nhà sư phạm không thể dạy cho thế hệ tương lai những tri thức hữu ích, chính xác nếu không được đào tạo bài bản, không chịu khó tích lũy tri thức trong quá trình học của mình.
- Dù làm bất cứ công việc gì, trên bất kì lĩnh vực nào mà không có tri thức soi sáng, chỉ làm việc theo thói quen hay kinh nghiệm giản đơn thì rất khó để đạt hiệu quả, chất lượng.  

* Mở rộng vấn đề:
- Hiện nay, một bộ phận giới trẻ đang có lối học lệch lạc, chỉ coi trọng kiểu học hình thức, chạy theo điểm số mà không chú trọng đến nội dung.
- Chưa gắn việc học với áp dụng vào thực tiễn.

* Phương pháp học đúng đắn:
-  Chủ động, tích cực học tập trau dồi tri thức.
- Học từ cái cơ bản đến nâng cao, từ đơn giản đến phức tạp, học chuyên sâu ngành mà mình định hướng.
- Học phải kết hợp thường xuyên với thực hành để trau dồi kĩ năng, đúc rút kinh nghiệm.

3. Kết bài

Khẳng định lại mối quan hệ chặt chẽ giữa học và hành. Liên hệ bản thân.
 

V. Dàn ý Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành, mẫu 5 (Chuẩn)

1. Mở bài:

Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Mối quan hệ giữa học với hành

2. Thân bài:

* Giải thích khái niệm "học" và "hành" là gì?
- "Học" là quá trình tiếp thu và lĩnh hội những tri thức, kiến thức khoa học, xã hội hay những lí luận đạo đức.
- "Hành" là quá trình áp dụng những điều đã được học vào thực tiễn cuộc sống, đem kiến thức, kỹ năng được học vào vận dụng trong cuộc sống để mang lại lợi ích tốt đẹp.

* Khẳng định mối quan hệ giữa học và hành
- Học mà không hành thì học trở nên vô nghĩa, không mang lại lợi ích
- Học không tới nơi tới chốn cũng không thể thực hành, vận dụng một cách hiệu quả và mang lại lợi ích.
- Hành mà không có học đó là hành một cách bừa bãi, dễ gây ra hậu quả nghiêm trọng.
=> Học với hành phải đi đôi với nhau, gắn bó mật thiết và không thể tách rời nhau.

* Giải pháp học tập hiệu quả
- Không ngừng học tập và học tập đến nơi đến chốn
- Áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đúng với từng hoàn cảnh

3. Kết bài:

Khẳng định mối quan hệ giữa học và hành, rút ra bài học nhận thức và hành động


VI. Dàn ý Mối quan hệ giữa học và hành, mẫu 6:

1. Mở bài

Từ bài tấu "Bàn luận về phép học" của La Sơn Phu Tử, dẫn dắt đến mối quan hệ giữa học và hành.

2. Thân bài

* Quan điểm về việc học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp:
- Học để mở mang kiến thức, sau mang những kiến thức đã học trong sách vở áp dụng vào thực tiễn.

* Cắt nghĩa:
- "Học" là quá trình học hỏi, tiếp thu kiến thức
- "hành" là hoạt động thực hành, áp dụng vào thực tiễn
=> "Học đi đôi với hành" là biến những kiến thức đã học được thành kĩ năng kĩ xảo, vận dụng vào thực tiễn.

* Tại sao học phải đi đôi với hành?
- Học để mở rộng hiểu biết, trình độ, kiến thức của bản thân à Giúp cho cuộc sống, công việc thuận lợi, hiệu quả hơn.
--> Học mà không vận dụng vào thực tiễn thì cũng trở nên vô nghĩa. Kiến thức đã học trở thành lí thuyết suông không có giá trị.
- Nếu không có những hiểu biết, không có kiến thức thì hoạt động thực hành cũng không hiệu quả
--> Nếu thực hành mà không có cơ sở lí thuyết sẽ chậm chạp, không hiệu quả, đặc biệt là trong thời đại khoa học kĩ thuật không ngừng phát triển như ngày nay.

* Bàn luận
- La Sơn Phu Tử đã nhận thức và chỉ ra được mối quan hệ mật thiết giữa học và hành.
- Học tạo cơ sở nền tảng, là ngọn đèn soi sáng cho mọi hoạt động thực hành, vận dụng vào thực tiễn.

3. Kết bài

Khẳng định mối quan hệ của học và hành. Rút ra bài học cho bản thân.


VII. Bài văn mẫu Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành (Chuẩn)

Học tập là một quá trình lâu dài và bền bỉ trong cuộc đời mỗi con người. Việc học từ lâu đã là một việc rất cần thiết giúp con người rèn luyện, tài đức. Tuy nhiên, để học tốt và học giỏi thì cần phải có phương pháp khoa học, một trong những phương pháp đó phải kể đến học đi đôi với hành.

Học chính là quá trình lĩnh hội, tiếp thu những tri thức của nhân loại cho bản thân, giúp con người phát triển tư duy và nhận thức của mình. Chúng ta có thể học từ nhà trường, thầy cô, bè bạn, học từ đời sống,... Hành là thực hành, là vận dụng những lý thuyết trên sách vở vào cuộc sống...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết bài mẫu Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành tại đây.

-----------------HẾT---------------------

Bên cạnh bài văn mẫu Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành, có một số bài văn nghị luận về vấn đề học tập rất đáng chú ý các em có thể tham khảo dưới như: Nghị luận về câu tục ngữ Tiên học lễ, Hậu học văn, Nghị luận câu: Học, học nữa, học mãi của Lê-nin, Nghị luận về Nỗ lực học tập là trách nhiệm của thanh niên, Nghị luận về học vẹt, học tủ, học chay, học đối phó của học sinh hiện nay.

Dàn ý Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành sẽ giúp các em thấy được mối quan hệ gắn bó, tác động qua lại giữa học và hành.
Suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa tài và đức
Từ bài Bàn luận về phép học hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành, văn mẫu 8
Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành, bài văn mẫu hay nhất
Nói và nghe: Nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa cái đẹp với cái thiện
Dàn ý nghị luận xã hội về cá nhân và tập thể
Nghị luận xã hội về tình cảm giữa cha mẹ và con cái

ĐỌC NHIỀU