Dàn ý Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Dẫn dắt vào vấn đề phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo
2. Thân bài
- Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm
- Trước khi đi ở tù:
+ Tuổi thơ đặc biệt: không cha, không mẹ , sinh ra trong lò gạch
+ Khi lớn lên thì Chí làm canh điền
+ Bản tính: hiền như đất, giàu lòng tự trọng, có ước mơ bình dị
- Sau khi ra tù: Chí tha hóa thành quỷ dữ ở cả hai phương diện
+ Ngoại hình: cái đầu trọc lốc, răng cạo trắng hớn, hai mắt gườm gườm trông gớm chết, mặc quần nái đen, áo tây vàng...
+ Tính cách: không còn hiền như đất mà hung hăng liều lĩnh hành động lời nói của một tên cố cùng liều thân=> mọi người đều tránh hắn, sợ hắn.
=> Hình tượng: mang ý nghĩa điển hình tiêu biểu cho một bộ phận cố nông bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính
- Lý do tha hóa: Nhà tù thực dân phong kiến
- Nhận xét: Nội dung, nghệ thuật, cái nhìn nhân đạo của nhà văn
3. Kết bài
Nêu cảm nhận, nhận xét khái quát, liên hệ.
1. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nam Cao cùng tác phẩm Chí Phèo.
- Dẫn dắt và khái quát quá trình tha hóa của nhân vật Chí Phèo.
2. Thân bài
a. Giới thiệu những nét khái quát về nhân vật Chí Phèo.
- Hoàn cảnh xuất thân, lai lịch
- Tóm tắt các diễn biến chính trong cuộc đời nhân vật.
b. Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo
* Giai đoạn 1: Trước khi vào tù
- Chí Phèo vốn là một anh canh điền lương thiện, làm thuê cho nhà Bá Kiến.
- Vì tính hay ghen, Bá Kiến đã đẩy Chí Phèo vào tù.
* Giai đoạn 2: Sau khi ra tù
- Chí Phèo trở thành "con quỷ dữ của làng Vũ Đại" , thay đổi về nhân hình và tha hóa về nhân tính.
+ Về ngoại hình: mất đi nhân hình của một con người với "cái đầu thì trọc lốc", "cái mặt thì đen...", "hai mắt gườm gườm".
+ Về nhân tính: Chí Phèo thường xuyên say rượu, chửi bới, chuyên rạch mặt ăn vạ và trở thành tay sai đi đòi nợ cho Bá Kiến - kẻ đã đẩy Chí vào con đường lưu manh hóa.
- Chí Phèo bị từ chối quyền làm người.
c. Ý nghĩa của quá trình tha hóa của Chí Phèo
- Thể hiện thành công của tác giả trong việc xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
- Thể hiện giá trị hiện thực của tác phẩm: quy luật bần cùng hóa, lưu manh hóa của số phận người nông dân trước Cách mạng tháng Tám.
- Thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm: sự cảm thông, thương xót của nhà văn Nam Cao đối với người nông dân.
3. Kết bài
Khẳng định tài năng của nhà văn Nam Cao trong cách xây dựng hình tượng người nông dân với bi kịch tha hóa.
"Không được! Ai cho tao lương thiện!", chính là câu nói đầy đớn đau kết thúc một số phận con người bị tha hóa dưới chế độ phong kiến, kết thúc một tác phẩm truyện ngắn đầy ám ảnh về xã hội và người nông dân Việt Nam dưới chế độ cũ. Trước cách mạng tháng 8, đề tài người nông dân và trí thức tiểu tư sản cũ luôn là một đề tài có nhiều sức hút với nhiều các tác giả, trở thành chủ đề chính làm nên tên tuổi của nhiều tác giả nổi tiếng ví như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Kim Lân,... Trong đó người ta đặc biệt chú ý đến một nhà văn có vóc người mảnh khảnh, nhỏ bé, khuôn mặt hiền từ, thế nhưng ngòi bút, giọng văn thì lại sắc bén, lạnh lùng và đau đớn ấy là Nam Cao. Chí Phèo của Nam Cao không đơn thuần là những cái khổ nạn do sưu thuế, không phải cái sự thiếu ăn thiếu mặc thông thường, mà nó là bi kịch của cả cuộc đời người nông dân vốn hiền lành, tốt tính, cuối cùng lại bị cái xã hội thối nát đày đọa, giày xéo cả về thể xác lẫn tâm hồn,...(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết bài mẫu Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo tại đây.