Dàn ý phân tích nhân vật Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
- Vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng ra đời như góp thêm một tiếng nói bênh vực cho quan điểm "nghệ thuật vị nhân sinh".
- Trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, ngoài nhân vật chính là Vũ Như Tô người ta còn thấy xuất hiện một nhân vật khác, đại diện cho những con người yêu nghệ thuật, nhưng chỉ thuần túy "nghệ thuật vị nghệ thuật", vì nó mà hy sinh tất cả, cuối cùng lại vỡ mộng, đó là bi kịch của những con người sống tách biệt giữa cuộc đời và nghệ thuật.
* Hoàn cảnh cuộc đời của Đan Thiềm:
- Đan Thiềm là người duy nhất đồng hành cùng với lý tưởng của Vũ Như Tô.
- Là một nhân vật bi kịch, bi kịch từ chính cuộc đời "cung nữ bị bỏ quên" của mình.
* Đan Thiềm là người có tấm lòng "biệt nhỡn liên tài":
- Khuyên Vũ Như Tô đừng chạy trốn mà hãy ở lại lợi dụng uy quyền và tiền bạc của Lê Tương Dực để có cơ hội bộc lộ tài năng, để xây dựng một kiệt tác nghệ thuật.
- Kết kịch phần nằm trong trích đoạn Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, Đan Thiềm lại ra sức khuyên Vũ Như Tô trốn đi, phải có đến hai mươi lần bà giục ông chạy trốn.
=> Bảo vệ Vũ Như Tô khỏi cái chết, bảo vệ tài năng của ông khỏi sự tận diệt, tấm lòng quý trọng nhân tài và trí tuệ của Đan Thiềm thực khiến người ta cảm động.
- Cam lòng chịu chết để bảo vệ Vũ Như Tô và Cửu Trùng Đài.
* Là người phải chịu chung bi kịch vỡ mộng với Vũ Như Tô:
- Có lý tưởng về một công trình kiến trúc hoàn hảo, là niềm tự hào của nhân dân mãi muôn nghìn sau, thế nhưng bà không biết được rằng cái nghệ thuật trong mắt bà đã trở thành bi kịch cho vô số con người, vô số gia đình trong đó có cả bà và Vũ Như Tô.
- Bị rơi vào cái vòng thị phi, bị thiên hạ phỉ nhổ đánh giá là "gian phu dâm phụ", là người phụ nữ không đoan chính, trên mê hoặc vua dưới thì gian díu với Vũ Như Tô.
=> Phải chịu chết oan ức, phải tận mắt chứng kiến Cửu Trùng Đài bị đốt phát tan tành và Vũ Như Tô, tài năng mà bà hết lòng bảo vệ cũng bị đưa ra pháp trường.
- Nêu nhận xét cá nhân về nhân vật Đan Thiềm.
Vào những năm 1930 một cuộc bút chiến sôi nổi đã diễn ra giữa hai trường phái, một bên quan niệm rằng "nghệ thuật vị nghệ thuật", nghệ thuật chỉ thuần túy là nghệ thuật mà thôi, không mang theo bất kỳ vướng bận nào và nó chỉ hướng đến cái đẹp đẽ lớn lao nào đó, bỏ qua tất cả những tiếng lầm than khổ ải ở đời. Trái ngược với quan điểm trên, trường phái "nghệ thuật vị nhân sinh" lại hoàn toàn ngược lại, người ta quan niệm rằng nghệ thuật suy cho cùng thì cũng phải quay lại phục vụ cuộc sống con người, mà theo như Nam Cao nói "Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than. Và nhà văn không được trốn tránh nghệ thuật mà phải đứng trong lao khổ mở hồn ra đón lấy những vang động của đời". Giữa cuộc đấu tranh gay gắt không khoan nhượng ấy, vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng ra đời như góp thêm một tiếng nói bênh vực cho quan điểm "nghệ thuật vị nhân sinh". Bởi trong vở kịch ấy ông đã đã quan niệm rất rõ ràng rằng "Nghệ thuật mà không gắn liền với đời sống thì đó nó chỉ là những bông hoa ác mà thôi". Trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, ngoài nhân vật chính là Vũ Như Tô người ta còn thấy xuất hiện một nhân vật khác, đại diện cho những con người yêu nghệ thuật, nhưng chỉ thuần túy "nghệ thuật vị nghệ thuật", vì nó mà hy sinh tất cả, cuối cùng lại vỡ mộng, đó là bi kịch của những con người sống tách biệt giữa cuộc đời và nghệ thuật.
Đan Thiềm là người duy nhất đồng hành cùng với lý tưởng của Vũ Như Tô, lý tưởng xây dựng một tòa lâu đài vĩ đại "bền như trăng sao", có thể "tranh tinh xảo với hóa công" cho "dân ta nghìn thu còn hãnh diện"...(Còn tiếp).
>> Xem bài mẫu hoàn chỉnh Phân tích nhân vật Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài tại đây.