1. Mở bài
- Giới thiệu vài nét về nhà thơ Huy Cận, bài thơ Tràng giang
- Nêu vấn đề cần nghị luận: Bức tranh thiên nhiên mang nét đẹp đượm buồn được thể hiện trong bài thơ.
2. Thân bài
a) Bức tranh sông nước mênh mông, rộng lớn rợn ngợp nơi bến đò Chèm: "Sóng gợn tràng giang... mấy dòng"
* "Sóng gợn... điệp điệp": Gợi tả những con sóng gợn nhẹ trên dòng sông mênh mông gợi bao nỗi buồn triền miên
- Từ láy "điệp điệp": Cảm giác tuần hoàn, lặp đi lặp lại, quanh quẩn của nỗi buồn trong tâm hồn tác giả
- Hình ảnh nổi bật:
+ Con thuyền trôi giữa dòng tràng giang mang dấu hiệu của sự sống, tô điểm cho bức tranh sông nước, tạo sinh khí
+ "Con thuyền... song song": Thuyền và nước mang tính ước lệ tượng trưng và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tuy nhiên "song song" gợi tả sự chia li, nỗi "sầu trăm ngả"
+ Phép tiểu đối "thuyền về nước lại": Thổi vào khung cảnh một khối u sầu, một dự cảm và nỗi buồn thương sâu sắc
+ "Củi một cành khô... mấy dòng": Hình ảnh ẩn dụ cho biết bao kiếp người nhỏ bé, cô đơn trôi dạt trên dòng sông cuộc đời rộng lớn.
b) Khung cảnh hoang vắng trên sông: "Lơ thơ cồn nhỏ... bãi vàng"
- "Lơ thơ... đìu hiu": Sự kết hợp các từ láy "lơ thơ, đìu hiu" trong cùng một câu thơ + biện pháp tu từ nhân hóa => Nhấn mạnh thêm nỗi buồn, cả một khoảng không rộng lớn chỉ còn vài cồn cát thưa thớt, vài ngọn gió hắt hiu khiến cho nỗi buồn càng thêm thấm thía.
- "Đâu tiếng làng xa... chợ chiều": Từ "đâu" được đặt ở đầu câu thơ như sự lắng nghe của Huy Cận giữa không gian cô quạnh hoặc có thể hiểu đó là một câu hỏi bâng khuâng với trời đất,...
=> Khung cảnh chợ chiều đã tàn ở làng quê nghèo miền Bắc những năm trước Cách mạng càng khiến lòng người thêm buồn xơ xác
- "Nắng xuống trời lên, sâu chót vót": Phép tiểu đối "nắng xuống, trời lên" + sự kết hợp từ ngữ đầy sáng tạo "sâu chót vót" làm cho khung cảnh càng trở nên sâu rộng hơn và trong khung cảnh ấy, sự cô đơn của con người cũng đến cùng cực.
- Phép tiểu đối "sông dài trời rộng" + cụm từ "bến cô liêu": Tận cùng sự mênh mang của cảnh vật và nỗi cô độc của con người.
- "Bèo dạt... hàng nối hàng": Hình ảnh ẩn dụ gợi lên thân phận của bao kiếp người nổi trôi, lênh đênh, vô định giữa dòng sông cuộc đời rộng lớn.
+ Câu hỏi tu từ "về đâu" khắc khoải, da diết đặt ra cho cuộc đời, cho xã hội và chính bản thân người nghệ sĩ
+ Từ láy "mênh mông", "lặng lẽ" kết hợp với điệp từ "không", cụm từ "không một chuyến đò ngang, không cầu": Khắc họa rõ nét sự hoang vắng của cảnh vật và sự cô đơn, lạc lõng của con người.
- "Bờ xanh tiếp bãi vàng": Gợi tả khung cảnh mênh mông đến hút tầm mắt, trong khung cảnh ấy, con người hiện lên thật nhỏ bé, cô đơn.
c) Bóng chiều và nỗi niềm tâm sự của nhà thơ: "Lớp lớp... nhớ nhà"
- Bức tranh hoàng hôn có:
+ Mây và núi "Lớp lớp... núi bạc": Từ "đùn" kết hợp với từ láy "lớp lớp" tạo nên khung cảnh hùng vĩ, bao la.
+ Xuất hiện cánh chim nhỏ bé "chim nghiêng cánh nhỏ": Hình ảnh ước lệ tượng trưng quen thuộc của thi ca.
- Đứng trước khung cảnh bao la ấy, nhà thơ trào dâng nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, nỗi buồn trước thực cảnh đất nước đầy rối ren.
3. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận.
- Nêu cảm nhận của bản thân về bức tranh thiên nhiên trong Tràng giang.
Thiên nhiên là đề tài muôn thuở của thi ca, là cảm hứng sáng tác của rất nhiều nhà thơ. Mỗi tác giả lại có một cái nhìn riêng, một phương thức khác biệt để tái hiện cảnh thiên nhiên. Nếu như thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu gây ấn tượng với vẻ đẹp mơn mởn tràn đầy sức sống thì thiên nhiên trong thơ Huy Cận lại gợi lên nhiều nghĩ suy bởi vẻ đẹp buồn man mác. Điều này được thể hiện vô cùng rõ nét qua bức tranh nhiên nhiên trong bài thơ "Tràng giang". Thiên nhiên "Tràng giang" dưới ngòi bút Huy Cận hiện lên với vẻ đẹp cổ điển xen lẫn hiện đại, đẹp mà quạnh vắng cô liêu, bâng khuâng nỗi sầu.
Gợi mở bức tranh thiên nhiên là lời đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”. 7 chữ ngắn gọn vừa diễn tả cảm hứng, hoàn cảnh sáng tác của bài thơ vừa dẫn dắt độc giả bước vào không gian thiên nhiên rộng lớn mang tầm vóc vũ trụ. Từ đó, hé mở dòng cảm xúc với nỗi nhớ bâng khuâng, sự lạc lõng,...(Còn tiếp)
>>Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Tràng giang tại đây.
-----------------------HẾT------------------------
Bài thơ Tràng Giang của Huy Cận được biên soạn trong SGK Ngữ văn lớp 11 tuần học thứ 22, bên cạnh Dàn ý phân tích hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Tràng giang, các em học sinh có thể tham khảo thêm một số bài viết sau: Phân tích Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của Tràng Giang, Những nét chính về nội dung và nghệ thuật bài thơ Tràng giang, Phân tích hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Tràng giang, Chỉ ra chất cổ điển và hiện đại của bài thơ Tràng Giang;...