Dàn ý phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân

Mục Lục bài viết:
1. Dàn ý số 1
2. Dàn ý số 2
3. Dàn ý số 3
4. Bài văn mẫu

Dàn ý phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân
 

I. Dàn ý Phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân, mẫu số 1 (Chuẩn):

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du
- Giới thiệu đoạn trích "Cảnh ngày xuân"

2. Thân bài

a. Khung cảnh thiên nhiên ngày xuân trong bốn câu đầu:
- Đàn chim én chao nghiêng trên bầu trời xuân
- Ánh sáng kì diệu ấm áp của nắng tháng ba
- Cỏ cây xanh bát ngát, tít tắp tới chân trời
- Cành lê điểm sắc trắng tinh khôi của những bông hoa chớm nở
=> Bức tranh mùa xuân xinh đẹp, khoáng đạt, thanh bình qua nghệ thuật điểm xuyết của nhà thơ.

b. Cảnh đạp thanh, tảo mộ:
- Khung cảnh đi hội thật vui tươi, phấn chấn, háo hức
+ "Chị em" ai cũng sắm sửa cho mình những bộ cánh áo thật đẹp để dự hội+ Gần xa nô nức những "chị em, giai nhân, tài tử " cùng nhau du xuân, hò hẹn, trên đường tấp nập, đông vui bởi ngựa xe.
+ Cảnh tảo mộ thiêng liêng, mang  buồn vương, nhớ thương những người đã khuất

c.Cảnh ra về sau ngày hội:
- Chị em Kiều dắt nhau “ thơ thẩn" ra về mà lòng luyến tiếc, bịn rịn
- Không gian dường như bị thu hẹp hơn, cảnh êm đềm có mang chút buồn vương nhè nhẹ
- Trong đoạn cuối này, tác giả đã sử dụng nghệ thuật "tả cảnh ngụ tình" đầy độc đáo, cảnh mang màu của tâm trạng.

3. Kết bài

Đoạn trích "Cảnh ngày xuân" đã cho thấy một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tài năng xuất chúng của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.
 

II. Dàn ý Phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân, mẫu số 2 (Chuẩn):

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Đoạn trích cảnh ngày xuân là một trong số những đoạn nổi bật nhất, vừa tả cảnh thiên nhiên đặc sắc, vừa mở ra những nốt thấp quan trọng trong cuộc đời Thúy Kiều.

2. Thân bài

- Đoạn trích ở phần đầu của tác phẩm, sau khi giới thiệu gia cảnh và miêu tả vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Tác giả tả cảnh ngày xuân, chị em đi chơi hội và khung cảnh lễ hội tươi vui, náo nhiệt.
- Bốn câu thơ đầu gợi tả khung cảnh thiên nhiên mùa xuân: “Ngày xuân… vài bông hoa”.
+ Hình ảnh “chim én đưa thoi”: Tiết xuân ấm áp, muôn chim bay về đồng thời khắc họa thời gian trôi qua quá nhanh, như con thoi quay vòng khi dệt vải.
+ “Cỏ non… vài bông hoa”: Bức tranh tuyệt đẹp về cảnh sắc mùa xuân với những hình ảnh hài hòa: Thảm cỏ non trải rộng đến tận chân trời làm nền cho bức tranh xuân tươi tắn bất tận.

- Tám câu thơ tiếp theo là khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh Minh: Thanh Minh… tro tiền giấy bay”
+ Hàng loạt những từ ngữ liên tiếp như “yến anh, chị em, tài tử giai nhân” cùng các tính từ “nô nức, sắm sửa, gần xa, dập dìu”: Diễn tả không khí lễ hội, sự đông đúc, vui tươi
+ Hình ảnh những trai thanh gái lịch quần áo là lượt đi chơi hội xuân như những đàn chim ríu rít: Thấy được sức sống, sự tươi mới, trẻ trung bao phủ lên toàn cảnh vật.
+ Cụm từ “nô nức yến anh” và “ngựa xe như nước, áo quần như nêm” : Cảnh lễ hội vô cùng náo nhiệt người với người nối nhau như dòng nước bất tận, mặc những trang phục đẹp đẽ nhất.

- Sáu câu thơ cuối, tác giả tập trung gọi tả khung cảnh chị em Thúy Kiều chơi xuân: “Tà tà… cuối ghềnh bắc ngang”
=> Cảnh chiều xuân dịu dàng, thanh khiết: Nắng về chiều tà tà, nhịp cầu nhỏ bắc ngang khe nước, mọi hoạt động cũng trở nên chậm rãi hơn, bước chân người trở nên thơ thẩn, ung dung.
=> Cảnh vẫn đẹp, nhưng đã nhuộm màu tâm trạng, một tâm trạng bâng khuâng xao xuyến mà người ta vẫn thường có sau những buổi vui.

3. Kết bài

Khẳng định giá trị nghệ thuật và tài năng của Nguyễn Du
 

III. Dàn ý Phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân, mẫu số 2:

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm "Truyện Kiều"
- Giới thiệu sơ lược về trích đoạn "Cảnh ngày xuân"

2. Thân bài

a. Khung cảnh mùa xuân thông qua bức tranh thiên nhiên trong đoạn trích
- Khung cảnh ngày xuân được làm nổi bật qua hình ảnh "con én đưa thoi"
+ Gợi sự quen thuộc của mùa xuân
+ Gợi bước đi cùng sự trôi chảy của thời gian
- Bức tranh mùa xuân giàu chất tạo hình được miêu tả thông qua:
+ Màu sắc xanh tươi của cỏ non đến "tận chân trời"
+ Sắc trắng của một vài bông hoa lê qua bút pháp chấm phá

b. Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh
- Khái quát về lễ hội ở mốc thời gian "tiết tháng ba" và hai phần "Lễ là..., hội là..."
- Khung cảnh lễ hội hiện lên qua sự đông vui, tưng bừng:
+ Các danh từ "yến anh", "chị em", "tài tử", "giai nhân"
+ Các động từ "sắm sửa", "dập dìu"
+ Hình ảnh ẩn dụ "nô nức yến anh"
+ Hình ảnh so sánh "Ngựa xe như nước, áo quần như nêm"

c. Cảnh hai chị em Thúy Kiều trở về sau lễ hội
- Dòng thời gian và nhịp thơ chững lại, và khoan thai khi miêu tả:
+ Mặt trời từ từ lặn xuống
+ Con người ra về cùng bước chân thơ thẩn
+ Dòng nước chậm rãi uốn quanh.
- Tác giả Nguyễn Du đã sử dụng hàng loạt từ láy như "tà tà", "thanh thanh", "nho nhỏ", nao nao"
+ Miêu tả cảnh vật trong sự vận động nhẹ nhàng.
+ Đồng thời cũng là sự vận dụng bút pháp "tả cảnh ngụ tình".
→ Gợi lên sự tĩnh lặng, buồn vắng của cảnh vật, cùng tâm trạng nuối tiếc, bâng khuâng, lưu luyến của lòng người.

3. Kết bài

Đánh giá giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích
 

IV. Bài văn mẫu phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân (Chuẩn)

Nguyễn Du sinh năm 1820, là một người con của làng quê Tiên Điền, Hà Tĩnh. Vốn là con của một gia đình có truyền thống văn học qua bao đời nên Nguyễn Du được thừa hưởng khả năng văn học từ gia đình cùng với tấm lòng gắn bó, yêu thương với con người đã mang đến màu sắc nhân đạo đặc sắc trong thơ Nguyễn Du. Sống trong thời kỳ xã hội loạn lạc, từng đến nhiều nơi và có trải nghiệm gắn bó với cuộc sống của người dân nên ông hiểu hơn ai hết những vất vả, khổ cực mà những người dân phải gánh chịu, vì lẽ đó là lòng ông luôn hướng về những người khốn khổ, thương cảm và dành họ họ sự yêu thương, cảm thông sâu sắc. Truyện Kiều là kiệt tác của Nguyễn Du viết về cuộc đời và số phận của người con gái tài hoa bạc mệnh Thúy Kiều, không chỉ xuất sắc trong việc khắc họa chân dung, số phận của nàng Kiều mà Nguyễn Du còn có tài năng miêu tả thiên nhiên bậc thầy, ta có thể thấy rõ điều này qua đoạn trích Cảnh ngày xuân.

Không chỉ thành công trong việc khắc hoạ nhân vật, Nguyễn Du còn mang đến cho ta những câu thơ viết về thiên nhiên đầy gợi cảm, xinh đẹp và êm đềm...(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân tại đây.

-----------------------HẾT--------------------------

Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn các em lập dàn ý cho bài văn mẫu phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân, để hoàn thành tốt bài viết của mình, các em có thể tham khảo thêm một số Bài văn hay lớp 9 có cùng chủ đề khác như: Bức họa mùa xuân qua 4 câu thơ đầu bài Cảnh ngày xuân, Phân tích sáu câu thơ cuối trong đoạn trích Cảnh ngày xuân, Phân tích nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong Cảnh ngày xuân, Phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân

Các bạn cùng đón đọc dàn ý phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều, Nguyễn Du) để có cái nhìn khái quát về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên ngày xuân cũng như thấy được tài năng của đại thi hào trong việc sử dụng bút pháp nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên vô cùng đặc sắc.
Kết bài đoạn trích Cảnh ngày xuân
Bức tranh thiên nhiên trong đoạn trích Cảnh ngày xuân
Mở bài đoạn trích Cảnh ngày xuân
Phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân
Từ đoạn trích Cảnh ngày xuân và những hiểu biết về xã hội hãy giới thiệu về một lễ hội ở Việt Nam
Dàn ý dựa vào đoạn trích cảnh ngày xuân Kể lại cuộc đi chơi xuân của chị em Thúy Kiều

ĐỌC NHIỀU