Dàn ý phân tích bài thơ Hứng trở về
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả, tác phẩm
2. Thân bài
- Hai câu thơ đầu:
Dâu già lá rụng tằm vừa chín
Lúa sớm bông thơm cua béo ghê
+ Vẻ đẹp giàu có, trù phú của quê hương khi vào mùa vụ thu hoạch.
+ Vẻ đẹp đặc trưng của miền quê Việt Nam với những công việc quen thuộc
=> Tình cảm chân thành của nhà thơ
- Hai câu thơ cuối
Nghe nói ở nhà nghèo vẫn tốt
Dẫu vui đất khách chẳng bằng về
+ Tình cảm yêu quý mặn nồng với quê hương, chỉ cần được ở nhà thì bao vinh hoa phú quý cũng không quan trọng.
+ Tác giả bày tỏ tình cảm chân thành, giản dị, yêu quê hương trong mọi hoàn cảnh, chỉ cần được sống trong tình yêu thương nơi chôn rau cắt rốn
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật
Cảm hứng quê hương luôn là đề tài được chú ý trong văn học Trung đại, ở đó, người đọc cảm nhận được tình cảm thuần túy dành cho nơi chôn rau cắt rốn của những vị quan cao chức lớn, phục vụ lâu năm trong triều đình. Sau những xô bồ, tranh đấu triều chính, những giây phút bình yên ở quê nhà luôn được khắc họa vừa dung dị, giản đơn mà vừa quý báu, đáng nhớ. Với Nguyễn Trung Ngạn, trong nỗi nhớ nhà day dứt khi xa xứ đi Trung Quốc, ông đã bày tỏ cảm xúc vào bài thơ "Quy hứng". Viết về quê hương, nhà thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên mà còn gửi vào đó tình yêu mến, biết ơn với quê hương trong mọi hoàn cảnh.
Mở đầu tác phẩm, nhà thơ miêu tả sự sung túc, no đủ của thôn quê đang độ mùa vụ sản xuất;
Dâu già lá rụng tằm vừa chín.
Lúa sớm bông thơm cua béo ghê
Các chi tiết quen thuộc kể về việc gieo trồng ở quê như "dâu già lá rụng, "tằm", "lúa", "bông", "cua", tất cả đều đang "thơm", "chín", "béo", dấu hiệu của một mùa màng bội thu, no đủ. Những hình ảnh quen thuộc gần gũi với nhà thơ, theo ông lớn lên, gắn liền với tuổi thơ chăn trâu cắt cỏ trên đồng. Dù bản thân đang làm quan to trong triều đình, đang thực hiện sứ mệnh cao cả nhằm giữ gìn hòa bình dân tộc, nhưng trong nỗi nhớ nhà khôn nguôi ấy, hình ảnh mùa lúa vàng lại ào ạt hiện về trong tâm trí người con quê hương. "Dâu già lá rụng", "tằm vừa chín",...(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu hoàn chỉnh Phân tích bài thơ Hứng trở về
-----------------------HẾT------------------------
Bài thơ Hứng Trở Về của nhà thơ Nguyễn Trung Ngạn được biên soạn trong chương trình học SGK Ngữ văn 10 vào tuần 15, bên cạnh bài Dàn ý phân tích bài thơ Hứng trở về, các em học sinh có thể tham khảo thêm một số bài viết khác như: Phân tích bài Thu hứng để thấy cảnh và tình của tác phẩm, Cảm nhận bài thơ Thu Hứng, Soạn bài: Hứng trở về (Quy hứng), Câu nói truyền cảm hứng làm thay đổi cuộc sống.