Dàn ý nỗi lòng tác giả qua bài Tự tình 2

Dàn ý Nỗi lòng tác giả qua bài Tự tình II

1. Mở bài
- Giới thiệu vài nét khái quát về Hồ Xuân Hương và nội dung bài thơ Tự tình II.

2. Thân bài
* Mở đầu bài thơ Tự tình II: Nỗi buồn tủi của tác giả trong khoảng thời gian đêm khuya "Canh khuya... nước non"
- Thời gian: Đêm khuya
- Không gian: Nơi phòng khuê
- Tâm trạng của nhân vật trữ tình:
+ Cô đơn trước dòng chảy trôi của thời gian: "văng vẳng trống canh dồn" => Sự gấp gáp liên tiếp của tiếng trống, gợi sự dồn dập của thời gian, khiến tâm trạng càng thêm rối bời
+ "trơ cái hồng nhan": Tâm trạng tủi hổ, bẽ bàng; "hồng nhan" chỉ vẻ đẹp của người thiếu nữ kết hợp với "cái" => Mang ý rẻ rúng, khinh bỉ
* Vì buồn nên người phụ nữ tìm đến rượu: "Chén rượu... chưa tròn"
- "bóng xế", "khuyết chưa tròn": Tuổi xuân của người phụ nữ sắp qua đi, sắp hết mà nhân duyên vẫn không trọn vẹn.
- Người phụ nữ tìm đến rượu để giải sầu, quên đi thực tại bẽ bàng "chén rượu hương đưa"
- "say lại tỉnh": Vòng luẩn quẩn tuần hoàn khiến tâm trạng càng thêm bế tắc, đau xót hơn.
=> Nữ sĩ đau đớn, ê chề khi bóng xế trăng tàn.
* Nỗi phẫn uất của tác giả: "Xiên ngang... đá mấy hòn"
- "rêu, đá": Những sinh vật nhỏ bé nhưng vô cùng cứng cỏi.
- Biện pháp đảo ngữ "xiên, đâm toạc" lên trước đầu mỗi câu thơ cho thấy sự phẫn uất của đất đá, cây cỏ tuy nhỏ bé nhưng rắn rỏi, ngang bướng. 
=> Bản lĩnh ngang tàn, mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương.
* Nữ sĩ không thoát khỏi quy luật của trời đất: "Ngán nỗi... con con"
- Cảm xúc của nhân vật: Chán ngán, ngán ngẩm trước nỗi đời bạc bẽo, éo le
- "xuân đi xuân lại lại": Vòng tuần hoàn của tạo hóa
+ "xuân": Mang hai nghĩa không phải chỉ mùa xuân mà còn chỉ tuổi xuân => Mùa xuân cứ tuần hoàn trôi, tuổi xuân của người phụ nữ cũng qua nhanh.
+ "lại lại": "lại" đầu tiên chỉ thêm một lần nữa, "lại" thứ hai chỉ sự trở lại
=> Nghịch cảnh đối lập với "mảnh tình san sẻ": Mảnh tình rồi lại phải san sẻ thành ít ỏi, chỉ còn lại "tí con con".
=> Nỗi đau đớn, xót xa, ê chề của thân phận làm lẽ. 

3. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ Tự tình II.
- Nêu suy nghĩ của bản thân về tác phẩm. 

>> Xem bài mẫu: Nỗi lòng tác giả qua bài Tự tình II. 

--------------------HẾT----------------------

Bài thơ Tự tình được biên soạn trong SGK Văn lớp 11 vào tuần học thứ 2. Bài thơ thể hiện tân trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch...Bên cạnh Dàn ý nỗi lòng tác giả qua bài Tự tình 2, các em học sinh có thể tham khảo thêm một số bài viết khác như: Phân tích bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương, Nỗi lòng tác giả qua bài Tự tình 2, Soạn bài Tự tình ngắn gọn, Phân tích bài Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương;...


Trong nội dung bài viết hướng dẫn lập dàn ý nỗi lòng tác giả qua bài Tự tình 2 dưới đây, người viết đã sắp xếp và trình bày các ý chính một cách rất khoa học, rành mạch và dễ hiểu, các em có thể tham khảo để biết cách xây dựng dàn bài.
Dàn ý bình giảng bài thơ Tự Tình 2: Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn... Mảnh tình san sẻ tí con con
Dàn ý suy nghĩ về nỗi lòng Tú Xương qua 2 câu thơ: "Muốn mù... bạc tình"
Qua 2 câu thơ: "Muốn mù... bạc tình" hãy phân tích và nói lên những suy nghĩ về nỗi lòng Tú Xương
Dàn ý phân tích nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả trong bài thơ Qua Đèo Ngang
Dàn ý chứng minh nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong bài Qua đèo Ngang
Tự tình: Tác giả, thể thơ, nhan đề, bố cục, nội dung, nghệ thuật, dàn ý

ĐỌC NHIỀU