Dàn ý nhận xét về những hình ảnh so sánh trong văn bản Tôi đi học

Dàn ý Phân tích những hình ảnh so sánh trong truyện ngắn Tôi đi học

1. Mở bài
- Giới thiệu tác phẩm Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh.
- Nêu vấn đề cần nghị luận: Những hình ảnh so sánh trong truyện ngắn.
2. Thân bài 
* Hình ảnh so sánh 1: "Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng"
- Hoa cỏ tượng trưng cho sự thanh cao, sự tinh khôi thuần khiết của đất trời, mang đến cho con người một cảm giác dễ chịu, thanh lọc con người.
- Tác dụng của phép so sánh: Diễn tả những cảm xúc đang dâng trào trong lòng tác giả là tự nhiên, trong sáng và ông đang đón nhận chúng, hòa mình để sống lại những ngày tháng xưa cũ.
* Hình ảnh so sánh 2: "Ý nghĩ ấy thoáng qua trí óc tôi nhẹ nhàng như làn mây lướt ngang trên ngọn núi"
- Đây là những cảm xúc khi ngày đầu tiên cắp sách đến trường, lẽo đẽo bước chân theo mẹ đầu bồi hồi, xúc động.
- Cậu bé ý thức được mình đã lớn, cần phải có trách nhiệm hơn và cần phải chăm chỉ học tập; đề chứng minh mình đã lớn, cậu muốn tự mình cầm sách vở nhưng khi nghe mẹ nói để mẹ cầm, cậu lại nghĩ đó là công việc của người thạo.
=> Tác dụng của phép so sánh: Cho thấy nhân vật "tôi" đã có sự phát triển nhận thức rõ rệt, có sự tự lập và trưởng thành hơn.
* Hình ảnh so sánh 3: "Trước mắt tôi là trường Mĩ Lí... Hòa Ấp"
- Khi lần đầu tiên bước vào ngôi trường rộng lớn, "tôi" nhận ra vẻ uy nghi và trang nghiêm của ngôi trường.
- Tác dụng của phép so sánh: Tô đậm hơn sự thay đổi trong nhận thức về trường học của một đứa trẻ, đó chính là những xúc cảm đầu tiên của chặng đường trưởng thành hơn.
* Hình ảnh so sánh 4: "Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng đời rộng muốn bay... trong cảnh lạ"
- Thanh Tịnh đã khéo léo trong việc sử dụng hình ảnh những chú chim non trên bờ tổ để tượng trưng cho hình ảnh của những chú bé cùng cảnh ngộ với mình: Tuy bẽn lẽn, lo âu, e sợ, ngập ngừng,... nhưng đều khao khát học hành và mang trong mình những ước mơ về một tương lai tươi sáng.
- Tác dụng của phép so sánh: Phản ánh đúng tâm trạng và bản chất của những đứa trẻ non nớt khi đứng trước ngưỡng cửa đầu tiên của cuộc đời.
3. Kết bài
- Khẳng định giá trị của những hình ảnh so sánh trong truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh.
- Nêu suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về những hình ảnh đó. 

Xem bài mẫu: Phân tích những hình ảnh so sánh trong truyện ngắn Tôi đi học

Trong cuộc đời mỗi chúng ta, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ mãi. Tác giả Thanh Tịnh đã diễn tả tinh tế cảm xúc này qua dòng cảm nghĩ trong trẻo của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học. Tác phẩm được biên soạn trong chương trình SGK Văn lớp 8 tuần học thứ 1. Bên cạnh dàn ý trên các em có thể tham khảo những bài viết văn mẫu khác: Phân tích truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh, Cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong văn bản Tôi đi học, Soạn bài Tôi đi học ngắn gọn, Chất trữ tình trong văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh;..


Một trong số những nghệ thuật đặc sắc làm nên thành công của truyện ngắn Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh phải kể đến đó chính là nghệ thuật so sánh, cùng xây dựng dàn ý nhận xét về những hình ảnh so sánh trong văn bản Tôi đi học để hiểu hơn về tác dụng của nghệ thuật này trong việc phản ánh nội dung tư tưởng tác phẩm.
Phân tích những hình ảnh so sánh trong truyện ngắn Tôi đi học
Dàn ý cảm nhận của em về chất thơ trong truyện Tôi đi học
Dàn ý so sánh hình ảnh trăng trong bài thơ Đồng chí, Đoàn thuyền đánh cá, Ánh trăng
Cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong văn bản Tôi đi học
Dàn ý hình ảnh người cha trong bài Cha tôi
Soạn bài Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả, Ngữ văn lớp 6

ĐỌC NHIỀU