Dàn ý diễn biến tâm trạng của chàng trai trong bài Tương tư

Dàn ý diễn biến tâm trạng của chàng trai trong bài Tương tư

1. Mở bài
- Nguyễn Bính, thơ của ông luôn tìm về những giá trị chân quê, luôn khơi gợi chất người nhà quê trong tiềm thức mỗi con người.
- Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất cho phong cách "chân quê" của Nguyễn Bính phải kể đến bài thơ Tương tư.

2. Thân bài
* Diễn biến tâm trạng của chàng trai là một hỗn hợp những cảm xúc đan xen chồng chéo, chuyển đổi qua lại lẫn nhau.
- "Thôn Đoài ngồi nhớ ... của tôi yêu nàng.": Cảm xúc đơn thuần chỉ là sự nhớ mong, bay bổng của người con trai dành cho cô gái mà mình yêu thương.
- "Hai thôn chung lại một làng/Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?": Là nỗi băn khoăn, giận dỗi vu vơ, chàng ta bảo rõ ràng chung làng đấy, cớ sao nàng chẳng bao giờ ghé chơi.
- "Ngày qua ngày lại qua ngày/Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng": Nỗi niềm hờn dỗi vu vơ chuyển thành sự than thở, kể lể, chứng minh cho sự mong mỏi, tương tư của chàng trai.
- "Bảo rằng cách trở ... hỏi ai người biết cho?": Quá bức bối trong nỗi tương tư, chàng trai trút hết thành nỗi oán trách, quy kết, đúng kiểu "chạy trời không khỏi nắng", kiểu gì cũng vặn lại cho được.
- "Bao giờ bến mới gặp đò?/Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau": Niềm tin vào tương lai và tình yêu của mình, điều ấy thể hiện thành nỗi mộng ước, khao khát được gặp mặt, tương giao.
- "Nhà em có một giàn trầu...giầu không thôn nào?": Cái nôn nao, mơ tưởng gặp mặt sẽ dễ dàng bắc cầu đến cái ước vọng xa xôi, mà chàng trai hằng đinh ninh, ngỡ tưởng là đã chắc như đinh đóng cột, ước định trầu-cau, mộng ước nên duyên vợ chồng. Kèm theo đó là nỗi lo sợ duyên tình khó thành khi "Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào".

3. Kết bài
- Trong tình yêu việc trải qua những cảm xúc nhớ mong, hờn dỗi, mộng ước thành đôi đã trở thành lẽ đương nhiên và với người yêu đơn phương thì lại càng mạnh mẽ và nhiều khốn khổ hơn cả.
- Quan niệm về tình yêu lứa đôi của Nguyễn Bính luôn gắn liền với hôn nhân, gia đình chứ không đơn thuần chỉ là yêu, đó cũng chính là cái chất chân quê, truyền thống rất riêng.

Xem bài mẫu: Diễn biến tâm trạng của chàng trai trong bài Tương tư

Bài thơ Tương tư được biên soạn trong bài 24 của chương trình Ngữ Văn lớp 11, các bài văn mẫu hay được giáo viên yêu cầu với tác phẩm này bao gồm: Phân tích bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính, Diễn biến tâm trạng của chàng trai trong bài Tương tư, Soạn bài Tương tư ngắn gọn, Bình giảng bài thơ Tương tư;...

 

Qua việc tìm hiểu và tham khảo dàn ý diễn biến tâm trạng của chàng trai trong bài Tương tư của Nguyễn Bính, các em không chỉ hiểu một cách rõ ràng nhất về nội dung bài thơ mà còn nắm vững hơn kĩ năng viết dàn ý cho bài văn nghị luận văn học.
Dàn ý phân tích diễn biến tâm trạng của Kiều qua các lời thoại trong đoạn trích Trao duyên
Dàn ý bài diễn biến tâm trạng của Pê-nê-lốp trong đoạn trích Uy-lít-xơ trở về
Lời bài hát Cô Ấy Đã Từng
Dàn ý phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân
Dàn ý phân tích tâm trạng của nhân vật Liên trong truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam
Diễn biến tâm trạng của Pê-nê-lốp trong đoạn trích Uy-lít-xơ trở về

ĐỌC NHIỀU