Dàn ý cảm nhận về vẻ đẹp của người đồng mình trong bài thơ Nói với con
1. Mở bài
- Nói với con của nhà thơ Y Phương là bài thơ mang giọng điệu thơ rất đặc biệt, giản dị, hồn nhiên, chân chất, giàu hình ảnh.
- Qua đó hình ảnh của người đồng mình với những vẻ đẹp đáng quý hiện lên thật gần gũi, đáng trân trọng.
2. Thân bài
* Đôi nét về tác giả, tác phẩm:
- Y Phương sinh năm 1948, tên thật là Hứa Vĩnh Sước, là người dân tộc Tày, ông là một nhà thơ dân tộc tiêu biểu trong kháng chiến chống Mỹ.
- Thơ của ông mang vẻ đẹp chất phác, mộc mạc, mạnh mẽ trong sáng tác, ngôn ngữ, hình ảnh thơ in đậm lối tư duy hồn nhiên, lối nói giàu hình ảnh của người miền núi.
- Nói với con sáng tác vào năm 1980, in trong tập thơ Thơ Việt Nam (1945-1975), đây là một trong những sáng tác tiêu biểu, làm nên tên tuổi của Y Phương.
* Vẻ đẹp của người đồng mình trong lao động, trong nền nếp văn hóa sinh hoạt.
- "Đan lờ cài nan hoa": Tả thực cuộc sống lao động, gợi lên sự khéo léo, óc sáng tạo trong lao động của người dân miền cao.
- "Vách nhà ken câu hát": Tả thực nếp sống sinh hoạt, qua đó gợi lên vẻ đẹp của tâm hồn tinh tế, phong phú của người đồng mình, dẫu cuộc sống có khó khăn vất vả nhưng họ vẫn vui vẻ, lạc quan, yêu đời bảo tồn những truyền thống văn hóa của dân tộc.
- Hình ảnh nhân hóa "Rừng cho hoa/Con đường cho những tấm lòng": Là hình ảnh đẹp đẽ, kết tinh những tình cảm gắn bó keo thắm thiết của người đồng mình với căn nhà.
* Vẻ đẹp tâm hồn qua những phẩm chất cao đẹp của người đồng mình:
- "Cao đo nỗi buồn, xa nuôi chí lớn": Dẫu cuộc sống có nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng vượt qua tất cả người đồng mình vẫn kiên trì nuôi dưỡng lòng quyết tâm, chí hướng xây dựng quê hương.
- "Người đồng mình thô sơ da thịt/Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con": Tuy vóc dáng nhỏ bé, thô sơ nhưng không ai nhỏ bé yếu hèn, họ dám đối mặt, dám đương đầu với khó khăn, thiếu thốn vất vả.
- "Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương/Còn quê hương thì làm phong tục": Vẻ đẹp trong công lao xây dựng quê hương đất nước, trong ý chí cố gắng giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình.
3. Kết bài
- Nội dung: Tình cảm sâu nặng của người cha dành cho con, thông qua đó bài thơ bộc lộ tình yêu quê hương, xứ sở và niềm tự hào về người đồng mình của tác giả với những vẻ đẹp trong đời sống tinh thần, trong lao động.
- Nghệ thuật: Sử dụng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức gợi, in đậm lối tư duy trong sáng sinh động, hồn nhiên của người miền cao, giọng điệu thơ khi ân cần tha thiết, khi mạnh mẽ nghiêm khắc, rất phù hợp với lời của người cha nói với đứa con nhỏ.
Nói với con của nhà thơ Y Phương là bài thơ mang giọng điệu thơ rất đặc biệt, giản dị, hồn nhiên, chân chất, giàu hình ảnh, với ngôn ngữ giản dị mà chân thành của đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc. Bài thơ là tình phụ tử rất đỗi ấm áp, chân thành, mượn lời người cha thủ thỉ, tâm tình với đứa con nhỏ về tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương với con để ngợi ca truyền thống nghĩa tình, sức sống mạnh mẽ của người dân tộc miền núi, nhằm hướng con biết yêu thương quê hương, đất nước, lớn lên phát huy được những vẻ đẹp phẩm chất của dân tộc mình, góp sức cho quê hương. Qua đó hình ảnh của người đồng mình với những vẻ đẹp đáng quý hiện lên thật gần gũi, đáng trân trọng.
Y Phương sinh năm 1948, tên thật là Hứa Vĩnh Sước, là người dân tộc Tày, ông là một trong những tiếng thơ người dân tộc thiểu số hiếm hoi được đem vào chương trình giáo dục văn học Việt Nam...(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Cảm nhận về vẻ đẹp của người đồng mình trong bài thơ Nói với con tại đây.
-------------------------HẾT--------------------------
Bài thơ Nói Với Con của nhà thơ Y Phương, được biên soạn trong SGK Ngữ văn lớp 9 bài 24, ngoài dàn ý cảm nhận về vẻ đẹp của người đồng mình trong bài thơ Nói với con, chúng tôi còn cung cấp thêm cho các em học sinh một số bài tham khảo khác như: Phân tích bài thơ Nói với con, Cảm nhận về tình cha con trong bài thơ Nói với con, Cảm nhận của em về khổ đầu trong bài thơ Nói Với con, Soạn văn lớp 9 - Nói với con.