Dàn ý bài hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn Người trong bao

Dàn ý: Hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn Người trong bao

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về tác phẩm "Người trong bao" của Sê - khốp

2. Thân bài

a. Trình bày một số nét chính về tác giả Sê - khốp

b. Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm "Người trong bao"

- Được sáng tác vào năm 1898.

- Hoàn cảnh rộng:

+ Thời điểm mà nước Nga trải qua giai đoạn căng thẳng và ngột ngạt vào cuối thế kỉ XIX.

+ Chính phủ Nga dưới sự cầm quyền của Sa hoàng Nikolai II, đã tiến hành nhiều biện pháp như cấm đoán các phương tiện báo chí và đàn áp những người tiến bộ.

+ Xã hội Nga rơi vào tình trạng khủng hoảng và rối ren, tưởng chừng như không có lối thoát.

+ Con người Nga lúc này rơi vào trạng thái hoang mang về tinh thần, đồng thời trong tâm lí xuất hiện sự sợ hãi và thất vọng, không muốn tiếp tục đấu tranh và mong muốn chấp nhận thỏa hiệp.

+ Những kiểu người "trong bao" như Bê - li - cốp xuất hiện

- Hoàn cảnh hẹp: lúc này tác giả đang dưỡng bệnh tại thành phố I - an - ta.

c. Tác động của hoàn cảnh sáng tác đối với nội dung tác phẩm

- Tác phẩm "Người trong bao" đã tập trung phác họa chân dung nhân vật Bê - li - cốp cùng lối sống "trong bao" cổ hủ, bạc nhược, hèn nhát của tầng lớp trí thức Nga thời bấy giờ.

- Sự bất bình của tác giả đối với những sợi dây vô hình trong xã hội đang trói buộc, giam hãm các quyền tự do của con người.

- Lời kêu gọi "Không, không thể sống như thế mãi được!".

3. Kết bài

Khái quát giá trị tác phẩm.

Xem bài mẫu: Hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn Người trong bao

Với cách viết ngắn gọn, đầy đủ, dàn ý bài hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn Người trong bao dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn trong việc tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của một trong những tác phẩm văn xuôi xuất sắc nhất của Sê-khốp.
Thuyết minh truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long
Hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn Thuốc
Dàn ý phân tích hình tượng cái bao trong truyện ngắn Người trong bao
Hoàn cảnh sáng tác tuỳ bút Người lái đò sông Đà
Dàn ý Phân tích tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt
Soạn bài Chí Phèo, Phần 2: Tác phẩm

ĐỌC NHIỀU