- Quê quán: Hà Nội.
- Các tác phẩm viết cho thiếu nhi của bà luôn tràn đầy tình yêu thương.
- Một số tác phẩm viết cho thiếu nhi: "Lời ru trên mặt đất", "Bầu trời trong quả trứng", "Bến tàu trong thành phố",...
- Đặc trưng thơ của Xuân Quỳnh: hình thức giản dị, ngôn ngữ trong trẻo, mộc mạc phù hợp với trẻ thơ.
1. Thể thơ Chuyện cổ tích về loài người
- Thể thơ: ngũ ngôn (5 chữ).
2. Xuất xứ bài thơ Chuyện cổ tích về loài người
- Bài thơ "Chuyện cổ tích về loài người" in trong tập thơ "Lời ru trên mặt đất".
3. Bố cục bài thơ Chuyện cổ tích về loài người
- Bài thơ được chia làm 2 phần:
+ Phần 1: khổ 1: Thế giới trước khi trẻ em ra đời.
+ Phần 2: các khổ còn lại: thế giới sau khi trẻ em được sinh ra.
4. Giá trị nội dung bài thơ Chuyện cổ tích về loài người
Bài thơ kể nguồn gốc ra đời của loài người. Qua đó, bộc lộ tình cảm thương yêu, nâng niu và trân trọng những tâm hồn bé bỏng của nhà thơ.
5. Giá trị nghệ thuật bài thơ Chuyện cổ tích về loài người
- Sử dụng các hình ảnh quen thuộc, gần gũi như: mặt trời, cỏ cây, hoa, sông, biển,...
- So sánh: "Cây cao bằng sợi tóc/ Lá cỏ bằng sợi tóc/ Cái hoa bằng cái cúc", "Tiếng hót trong bằng nước/ Tiếng hót cao bằng mây".
- Điệp từ "từ": "Từ cái bống cái bang [...] Từ bãi sông cát vắng."
- Nhân hóa "Những làn gió thơ ngây".
1. Thế giới trước khi trẻ em ra đời
- Chỉ có trẻ em, trẻ em được sinh ra sớm nhất "Trời sinh ra trước nhất/ Chỉ toàn là trẻ em".
- Trái đất: hoang sơ vì không có bóng dáng của lá cây, ngọn cỏ. Mặt trời chưa xuất hiện nên vạn vật đều chìm trong bóng đen của đêm tối.
2. Thế giới sau khi trẻ em ra đời
* Sự ra đời của thiên nhiên:
- Mặt trời bắt đầu nhô cao giúp trẻ em nhìn rõ.
- Cây cỏ, hoa lá được sinh ra để trẻ em biết phân biệt màu sắc và kích thước.
- Tiếng chim, làn gió giúp trẻ lắng nghe muôn vàn âm thanh.
- Sông xuất hiện để trẻ con thỏa mãn tắm mát.
- Biển ra đời với những nguồn hải sản phong phú: tôm, cá giúp nuôi dưỡng trẻ lớn lên từng ngày.
- Đám mây ra đời nhằm tạo thành bóng mát, che nắng cho trẻ.
- Con đường xuất hiện giúp trẻ em tập đi.
-> Thiên nhiên, vạn vật được ra đời sau trẻ em -> chúng có chung mục đích: nuôi dưỡng, phát triển trẻ cả về thể chất và tinh thần.
* Sự ra đời của các thành viên trong gia đình:
- Mẹ được sinh ra, mang đến cho trẻ tình yêu thương bao la và lời hát ru ngọt ngào -> mẹ luôn quan tâm, săn sóc tới trẻ.
- Bà xuất hiện cùng những câu chuyện cổ tích xa xưa, nhắn nhủ tới trẻ em các giá trị đạo đức tốt đẹp.
- Bố được ra đời để chỉ bảo, dạy dỗ trẻ em thêm trưởng thành "biết ngoan", "biết nghĩ".
* Sự ra đời của nhà trường và thầy giáo:
- Các đồ vật quen thuộc trong lớp học như: cái bàn, cái ghế, cái bảng, cục phấn đều phục vụ việc học tập của trẻ em.
- Thầy giáo được sinh ra để trẻ em tiếp thu, tích lũy nhiều tri thức quý giá của nhân loại.
=> Tất cả các sự vật, nhân vật trên được sinh ra đều hướng tới mục đích: nuôi dưỡng, phục vụ cuộc sống của trẻ em.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Muốn việc đọc hiểu một tác phẩm văn học không còn khó khăn, em hãy tự luyện tập phân tích những văn bản khác ở nhà. Bên cạnh đó, Taimienphi.vn còn cung cấp một số nội dung tham khảo văn mẫu lớp 6 như:
- Phân tích Chuyện cổ tích về loài người
- Tóm tắt Chuyện cổ tích về loài người
- Soạn bài Chuyện cổ tích về loài người, Ngữ văn lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống