Cholesterol là gì? khái niệm và phân loại

Cholesterol là gì? cách sử dụng Cholesterol 
 

Mục Lục bài viết:
1. Cholesterol là gì?.
2. Tại sao cơ thể lại cần cholesterol?.
3. Phân loại cholesterol.
4. Các nhân tố khiến lượng cholesterol gia tăng.
5. Cholesterol cao gây bệnh gì?.
6. Cholesterol cao nên ăn gì?.

 

1. Cholesterol là gì?

Cholesterol là một chất béo được tạo ra ở gan và nó cũng được tìm thấy trong một số thực phẩm như trứng, thịt, sữa, bơ, mỡ động vật,...

Tất cả chúng ta cần một số cholesterol trong cơ thể để giữ cho cơ thể phát triển khoẻ mạnh nhưng nếu lượng cholesterol quá cao sẽ có thể gây tắc nghẽn các động mạch và gây ra các vấn đề về sức khỏe trong tương lai. Chính vì vậy, để duy trì lượng cholesterol cần thiết cho cơ thể, mọi người nên kiểm tra lượng cholesterol và duy trì lối sống lành mạnh.

2. Tại sao cơ thể lại cần cholesterol?

Cholesterol đóng một vai trò quan trọng với các hoạt động của cơ thể. Cholesterol có mặt ở các tế bào trong cơ thể, não, dây thần kinh và thậm chí là da của bạn. Các chức năng chính của cholesterol là:
- Là một phần của lớp ngoài cùng hoặc màng của tất cả các tế bào cơ thể
- Tạo ra vitamin D và hormone steroid giúp xương, răng và cơ bắp khỏe mạnh
- Hỗ trợ hệ tiêu hoá

3. Phân loại cholesterol

Cholesterol là một loại mỡ máu và các loại mỡ máu còn có tên gọi là lipid. Tuy nhiên do cholesterol không dễ dàng lưu thông trong máu nên gan đã tổng hợp chúng thành một hợp chất có tên là lipoprotein (lipid kết hợp với protein). Các lipoprotein sau đó được giải phóng vào máu và vận chuyển đi khắp cơ thể đến bất cứ nơi nào cần chúng.

Do đó, khi phân loại cholesterol, người ta thường dựa theo các loại lipoprotein này mà phân ra:

- LDL Cholesterol (lipoprotein mật độ thấp): Loại lipoprotein này được xem là cholesterol xấu vì chúng chứa nhiều cholesterol và nếu trong máu có quá nhiều chúng thì con người có thể gặp một số vấn đề về sức khoẻ. Nhiệm vụ của LDL cholesterol là cung cấp cholesterol cho các tế bào cần nó nhưng nếu có quá nhiều thì cholesterol có thể tích tụ trong các động mạch gây tắc nghẽn động mạch.

- Cholesterol HDL (lipoprotein mật độ cao): Loại cholesterol này được xem là cholesterol tốt vì chúng chứa nhiều protein và rất ít cholesterol nên có thể giúp cơ thể bạn khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh tật. Nhiệm vụ của HDL cholesterol là mang cholesterol ra khỏi tế bào và trở về gan, nơi mà nó có thể được phân hủy và loại bỏ khỏi cơ thể.

- VLDL (lipoprotein mật độ rất thấp): Loại cholesterol này chứa nhiều chất béo và rất ít protein và nhiệm vụ của chúng là vận chuyển một loại chất béo khác có tên là là triglyceride, và một số cholesterol khác từ gan đến các bộ phận khác trên cơ thể. Nếu có quá nhiều VLDL trong máu, chất béo có thể được tích tụ trong thành động mạch của bạn, làm tắc nghẽn chúng.

- IDL (Lipoprotein mật độ trung gian): loại lipoprotein này vận chuyển các cholesterol và chất béo triglyceride.

- Chylomicron: chylomicron mang các triglyceride từ ruột đến gan sau bữa ăn, nơi chúng bị phân hủy và chất béo được tổng hợp thành các lipoprotein khác.

Phụ nữ thông thường sẽ có nồng độ cholesterol HDL (cholesterol tốt) cao hơn nam giới do sự khác biệt trong gen. Nồng độ cholesterol HDL ở mức bình thường là trên 1,2mmol/L đối với phụ nữ và 1mmol/L đối với nam giới.

Khi mang thai, cả mức cholesterol và triglyceride có thể tăng đáng kể. Do đó, trong quá trình mang thai, phụ nữ không nên kiểm tra lượng cholesterol vì kết quả sẽ không được chuẩn. Nếu muốn kiểm tra cholesterol chuẩn, hãy đợi ít nhất ba tháng sau khi em bé chào đời.

4. Các nhân tố khiến lượng cholesterol gia tăng

Cholesterol và triglyceride có thể gia tăng đáng kể vì nhiều lý do như:
- Chế độ ăn không khoa học: nhiều chất béo bão hòa, thực phẩm giàu cholesterol,..
- Béo phì, thừa cân
- Ít vận động, tập thể dục
- Hút thuốc lá
- Tuổi cao
- Tiểu đường

5. Cholesterol cao gây bệnh gì?

Nồng độ cholesterol cao có thể dẫn đến sự tích tụ các cholesterol và các chất lắng đọng khác trên thành động mạch của bạn ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu qua các động mạch trong cơ thể và gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
- Xơ vữa động mạch
- Đau thắt ngực và các triệu chứng khác của bệnh động mạch vành
- Đau tim
- Đột quỵ
- Huyết áp cao

6. Cholesterol cao nên ăn gì?

Xây dựng lối sống lành mạnh không chỉ giúp cho bạn giảm lượng cholesterol dư thừa trong máu mà còn giúp bạn có thể tránh được cholesterol cao. Đối với những người có hàm lượng cholesterol cao thì nên:
- Ăn đồ ăn ít muối
- Ăn đồ ăn giàu chất xơ và vitamin như: rau củ quả, ngũ cốc,..
- Hạn chế đố ăn nhiều cholesterol như mỡ động vật, nội tạng động vật, thịt đỏ,..
- Ăn đồ ăn giàu omega 3 và 6 như cá, dầu thực vật, các loại hạt,..
- Uống trà xanh và một số loại thảo dược quý tốt cho tim mạch, đường huyết

Bên cạnh việc quan tâm đến chế độ ăn uống của mình, bạn cũng cần chú ý một số vấn đề sau:
- Giảm cân và duy trì cân nặng
- Bỏ thuốc lá
- Tập thể dục đều đặn
- Hạn chế rượu bia, đồ uống có cồn
- Đến bác sỹ để test cholesterol
- Hạn chế stress

Enterogermina là loại thuốc quan trọng đối với cơ thể con người chúng ta, thuốc có tác dụng ngăn ngừa và chống rối loạn vi khuẩn đường ruột, các bạn cần tìm hiểu kỹ hơn về Enterogermina là gì và tiến hành mua và sử dụng để bảo vệ cơ thể chúng ta nhé.

Cholesterol có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con người và sức khoẻ thể chất vì nó giúp cơ thể hoạt động và phát triển bình thường. Vì lẽ đó mà chúng ta sẽ tìm thấy cholesterol ở hầu hết các bộ phận trên cơ thể. Vậy cholesterol là gì? Cùng tìm hiểu và trang bị thêm cho mình kiến thức về nó để có một cơ thể khoẻ mạnh bạn nhé!
Ăn gì để mọc tóc dài nhanh
Dàn ý nghị luận xã hội về vệ sinh an toàn thực phẩm
Gạo lứt là gì? Công dụng thực sự của gạo lứt
Chỉ tiêu tuyển sinh Đại học Điều dưỡng Nam Định 2022
Tả cây rau cải
Nghị luận xã hội về vệ sinh an toàn thực phẩm

ĐỌC NHIỀU