Chia sẻ với bạn câu chuyện về thời niên thiếu của một nhà bác học mà em đã được đọc hoặc nghe kể, Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề bài: Chia sẻ với bạn câu chuyện về thời niên thiếu của một nhà bác học mà em đã được đọc hoặc nghe kể.

I. Gợi ý Chia sẻ với bạn câu chuyện về thời niên thiếu của một nhà bác học mà em đã được đọc hoặc nghe kể:

- Nhà bác học đó là ai?

- Người ấy đã có những đóng góp gì cho xã hội?

- Nhà bác học đó có tuổi thơ/ thời niên thiếu như thế nào?

- Có sự kiện đặc biệt nào đã diễn ra hay không? Sự kiện đó là gì?

II. Đoạn văn mẫu chia sẻ với bạn câu chuyện về thời niên thiếu của một nhà bác học mà em đã được đọc hoặc nghe kể:

* Gợi ý đoạn văn mẫu Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức

1. Chia sẻ với bạn câu chuyện về thời niên thiếu của một nhà bác học mà em đã được đọc hoặc nghe kể - mẫu số 1:

Anh-xtanh luôn được biết đến là một trong những thiên tài lỗi lạc nhất của nhân loại. Ấy vậy mà khi còn nhỏ, ông lại phải chịu nhiều nhận xét tiêu cực như chậm phát triển, sức học kém, thậm chí còn bị cho rằng sau này sẽ chẳng làm nên trò trống gì. Nhưng nhờ có sự động viên, hỗ trợ của mẹ, Anh-xtanh đã dần loại bỏ sự tự ti, trở nên lạc quan hơn. Từ đó, ông ngày ngày tìm tòi, học hỏi nghiên cứu và trở thành vĩ nhân người người ngưỡng mộ.

2. Chia sẻ với bạn câu chuyện về thời niên thiếu của một nhà bác học mà em đã được đọc hoặc nghe kể - mẫu số 2:

Nikola Tesla là một nhà phát minh thiên tài. Từ nhỏ, ông đã đặt sự quan tâm vào việc phát minh, sáng chế. Điều này được ảnh hưởng từ mẹ của ông - một người thường xuyên chế tạo các thiết bị gia dụng trong nhà khi rảnh rỗi. Tesla luôn giữ đam mê với các môn khoa học, bất chấp việc cha định hướng ông gia nhập giáo hội. Bằng tài năng cùng lòng nhiệt huyết của mình, Tesla đã mang đến nhiều phát minh quan trọng như máy phát điện, động cơ cảm ứng, hệ thống điện xoay chiều,...

3. Chia sẻ với bạn câu chuyện về thời niên thiếu của một nhà bác học mà em đã được đọc hoặc nghe kể - mẫu số 3:

Đác-uyn là nhà bác học nổi tiếng người Anh. Ông chính là "cha đẻ" của thuyết tiến hóa. Khi còn nhỏ, ông rất tinh nghịch, hiếu động và chểnh mảng đối với những môn như Hóa học và Văn học. Sau này, ông được tiếp cận với những nguồn kiến thức về Sinh học. Từ đó, Đác-uyn dần hiểu hơn về sự sinh sôi cũng như mối quan hệ giữa các loài động vật. Đây chính là cơ sở để ông tìm tòi, khám phá và nghiên cứu ra "Thuyết tiến hóa", đặt nền móng cho sự phát triển của khoa học nhân loại sau này.

4. Chia sẻ với bạn câu chuyện về thời niên thiếu của một nhà bác học mà em đã được đọc hoặc nghe kể - mẫu số 4:

Isaac Newton là một trong những nhà khoa học có tầm ảnh hưởng nhất từ trước đến nay. Vốn sinh non, nhẹ cân và yếu ớt nhưng Newton lại có một tuổi thơ vô cùng dữ dội. Từ bé, ông đã có niềm say mê với việc chế tạo mô hình. Nào là đồng hồ mặt trời, đồng hồ nước, xe phản lực chạy bằng hơi nước,... Hay có lần, Newton đã thả một con chuột trong cối xay gió, khiến chiếc cối xay tự tạo của ông quay tít mà chẳng cần đến gió. Đã từng có lúc, ông bị mẹ bắt phải nghỉ học đề về làm nông dân. Song, do không hứng thú với nông nghiệp nên Newton đã được mẹ cho trở lại trường. Sau này, ông vào Đại học Cambridge. Tuy nhiên, do quá đam mê với các môn khoa học tiên tiến, thường xuyên đọc sách của các triết gia hiện đại nên kết quả học tập của ông rất kém. Ấy vậy, ông lại chính là nhà bác học vĩ đại của nhân loại với nhiều phát minh làm thay đổi thế giới.

5. Chia sẻ với bạn câu chuyện về thời niên thiếu của một nhà bác học mà em đã được đọc hoặc nghe kể - mẫu số 5:

Marie Curie là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất trên thế giới nhận được hai giải Nobel ở hai lĩnh vực khác nhau. Từ nhỏ, bà đã bộc lộ sự thông minh, sáng dạ hơn người và lòng dũng cảm, không sợ thử thách, khó khăn. Bà yêu thích thế giới khoa học, đam mê tìm tòi, khám phá mọi thứ. Do chính phủ Ba Lan - nơi bà sinh ra - lúc bấy giờ không nhận phụ nữ vào đại học nên Marie đã phải theo học tại một trường Đại học bí mật do một số trí thức yêu nước thành lập. Bà đã phải đi làm gia sư cho nhà điền chủ giàu có trong vùng để có tiền đóng học. Năm 24 tuổi, Marie Curie đã được sang Paris và theo học tại ngôi trường danh tiếng Sorbonne. Đây là nơi coi trọng nhân tài - một môi trường vô cùng phù hợp để Marie học tập, nghiên cứu và phát triển. Nhờ đó, bà dần tạo dựng nền móng cho những thành công sau này.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Khi chia sẻ câu chuyện về một người nổi tiếng, em hãy đưa ra một sự kiện đặc biệt, có ảnh hưởng lớn đến nhân vật ấy. Từ đó, rút ra bài học cho bản thân mình nhé. Mời em tham khảo thêm các bài mẫu khác trên Taimienphi.vn như: Đặt câu với các động từ chỉ hoạt động di chuyển tìm được ở bài tập 2.; Viết bài văn thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình về hoạt động đó.

Câu chuyện cuộc đời của những vĩ nhân luôn đem lại rất nhiều bài học quý giá cho thế hệ sau. Hãy cùng tìm hiểu thêm về chủ đề này qua bài Chia sẻ với bạn câu chuyện về thời niên thiếu của một nhà bác học mà em đã được đọc hoặc nghe kể., Tiếng Việt 4, Kết nối tri thức, học kì I trên Taimienphi.vn nhé.
Đáp án Học và làm theo lời Bác 2022 bảng A, B, C đầy đủ nhất
Viết đoạn văn ngắn tả ảnh Bác Hồ
Lời bài hát Ai Yêu Bác Hồ Chí Minh Hơn Thiếu Niên Nhi Đồng
Dàn ý nghị luận về Học tập tốt, lao động tốt
Soạn bài Chiếc rễ đa tròn, câu 1 đến 5 Trang 107 SGK Tiếng Việt tập 2
Thuyết minh về bữa cơm tất niên ngày tết

ĐỌC NHIỀU