Cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ hay nhất

Cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ

Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ


I. Dàn ý cảm nghĩ bài thơ Về thăm mẹ

a. Mở bài: Giới thiệu bài thơ, tác giả và nêu cảm nhận chung.
b. Thân bài: Cảm nghĩ về bài thơ:
- Về nội dung:
+ Hình ảnh của người mẹ (gắn liền với bếp lửa và gắn liền với sự vật bình thường).
+ Tình yêu thương của con dành cho mẹ.
- Về nghệ thuật: thể thơ lục bát, gieo vần chân, nhịp thơ,...
c. Kết bài: Khẳng định giá trị bài thơ.


II. Bài tham khảo cảm nghĩ bài thơ Về thăm mẹ

1. Bài tham khảo cảm nghĩ bài thơ về thăm mẹ - mẫu số 1

Bài thơ "Về thăm mẹ" của nhà thơ Đinh Nam Khương đã để lại trong em những xao xuyến, xúc động về tình mẫu tử. Tác phẩm là lời bộc bạch của người con khi về thăm mẹ.

Nhân vật trữ tình trở lại quê hương vào một chiều đông, có mưa rơi:

"Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi".

Điều đầu tiên người con nhìn thấy là hình ảnh bếp lửa. Chúng ta đều biết rằng bếp lửa là hình ảnh quen thuộc trong thơ ca Việt Nam. Hình ảnh này gợi lên sự tảo tần, đảm đang của người mẹ. Con về thăm mẹ mà "Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà" khiến lòng con buồn man mác. Không chỉ có hình ảnh khói bếp, những hình ảnh gần gũi, quen thuộc khác cũng khiến người con bồi hồi, xao xuyến:

"Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm.
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con."

Các sự vật gắn với tuổi thơ: chum tương đã được đậy, áo tơi ngắn lủn củn, nón mê dầm dưới mưa, đàn gà mới nở, cái nơm bị hỏng vành, trái na vào cuối vụ chan chứa bao kỉ niệm với con. Những sự vật quen thuộc của tuổi thơ đã thể hiện sự vất vả của mẹ. Đặc biệt là hình ảnh trái na cuối vụ nhưng mẹ cũng không nỡ hái, mẹ để phần con trở về ăn. Hình ảnh ấy thể hiện sự đợi chờ của mẹ với nhân vật trữ tình. Hai câu thơ cuối bài, người con đã bộc lộ tâm trạng, tình cảm dành cho mẹ:

"Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày"

Sự xúc động, nghẹn ngào đã thể hiện sự yêu thương, trân trọng của người con đối với mẹ. Qua những chuyện "giản đơn thường ngày", nhân vật trữ tình cảm thấy "thương mẹ nhiều hơn". Nhà thơ đã khéo léo sử dụng thể thơ lục bát và cách gieo vần chân khiến bài thơ trở nên hấp dẫn hơn.

Bài thơ "Về thăm mẹ" đem đến cho người đọc những rung động sâu sắc về tình mẫu tử; qua tác phẩm, em càng thêm thấu hiểu nỗi vất vả, khó khăn và tình yêu thương vô hạn của mẹ.

Văn mẫu 6: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát Về thăm mẹ

2. Bài tham khảo cảm nghĩ bài thơ về thăm mẹ - mẫu số 2

Bài "Về thăm mẹ" của nhà thơ Đinh Nam Khương gợi lên trong em những suy ngẫm sâu sắc về tình mẫu tử. Sau bao năm xa quê, người con có dịp trở về nhà thăm mẹ. Mặc dù mẹ không có nhà nhưng hình ảnh mẹ luôn hiện hữu trong từng sự vật thân thuộc xung quanh.

Nhân vật trữ tình về thăm mẹ vào một chiều cuối đông có mưa rơi:

"Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi".

Nhân vật trữ tình về thăm quê mà mẹ lại không có nhà "bếp chưa lên khói". Hình ảnh bếp lửa gắn liền với sự tần tảo của người mẹ, bếp lửa là nơi nấu những bữa cơm gia đình. Những hình ảnh quen thuộc tại quê nhà xuất hiện khiến người con bồi hồi, xao xuyến:

"Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm.
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con."

Các sự vật "chum tương", "nón mê", "áo tơi",... thật quen thuộc khi chúng ta có thể bắt gặp ở bất kì làng quê nào, nhưng với nhà thơ, những sự vật đó gắn liền tình yêu và sự hi sinh của mẹ. Tuổi thơ bên mẹ là một niềm hạnh phúc. Mẹ tần tảo nuôi con khôn lớn, rồi đến khi con xa nhà, mẹ luôn ngóng chờ con trở về. Trái na chín nhưng mẹ không hái mà để phần con, mẹ luôn dành cho con điều tốt đẹp nhất. Tình cảm kính trọng, mến thương mẹ của người con đã vỡ òa ở hai câu thơ cuối bài:

"Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày".

Từ những sự vật gần gũi, những chuyện "giản đơn thường ngày", nhân vật trữ tình càng nghẹn ngào "thương mẹ nhiều hơn". Bằng giọng thơ sâu lắng, thể thơ lục bát, cách gieo vần chân và nhịp thơ linh hoạt, bài thơ đã làm nổi bật tình mẫu tử thiêng liêng, sâu sắc.

Bài thơ tuy ngắn gọn nhưng chứa đựng những ý nghĩa, tình cảm sâu sắc về tình mẫu tử. Qua đó, cũng bộc lộ tài năng, sự quan sát tinh tế của tác giả. Bài thơ đem đến cho chúng ta những rung động sâu sắc về tình cảm gia đình cao đẹp.

.....................................................HẾT.................................................

Ở bài viết Cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ, các em cần làm nổi bật cảm xúc trước hình ảnh của người mẹ tần tảo, chịu khó và tình cảm của người con dành cho mẹ. Về nghệ thuật, các em hãy lưu ý đến thể thơ lục bát, gieo vần chân, nhịp thơ. Mời các em tham khảo thêm văn mẫu lớp 6 khác như để chuẩn bị cho tiết học sắp tới:
Về thăm mẹ: tác giả, thể thơ, phương thức biểu đạt, nội dung, nghệ thuật
Nói và nghe: Trình bày suy nghĩ về hình ảnh người lính

Viết bài văn nêu cảm nhận về một tác phẩm văn học là một dạng bài quen thuộc của Ngữ Văn 6, Cánh Diều, học kì I. Bài tham khảo Cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ dưới đây sẽ giúp các em hiểu thêm về tình mẫu tử thiêng liêng và tình cảm yêu thương của người con dành cho mẹ.
Soạn bài Về thăm mẹ, ngắn gọn, Ngữ văn lớp 6 - Cánh Diều
Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ À ơi tay mẹ
Cảm nghĩ về bài thơ À ơi tay mẹ hay nhất
Soạn bài Trong lòng mẹ ngắn nhất, Ngữ văn lớp 6, Cánh Diều
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ À ơi tay mẹ
Hình ảnh người mẹ hoặc người bố trong một bài thơ khiến em xúc động nhất

ĐỌC NHIỀU